Tại sao người La Mã lại thích cái chết như một môn thể thao?

T
Nguyễn Thu Hà
Phản hồi: 0
"Cũng giống như chúng ta ngày nay, người La Mã thích các môn thể thao bạo lực, chấp nhận và yêu thích chúng. Các trò chơi đấu sĩ La Mã đề cao cái chết vì luật chơi cũng như văn hóa, giá trị mà người La Mã nắm giữ vào thời điểm đó."
Những nghịch lý về bạo lực và khoái lạc đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội loài người, được lịch sử ghi lại. Ngay từ thời tiền sử với những cuộc cạnh tranh chết chóc cho đến những trò chơi đấu sĩ thời La Mã. Đến nay là những trò chơi điện tử đầy tính bạo lực và các môn thể thao đấm bốc, đấu vật...
Một ví dụ điển hình nhất là bộ phim kinh dị Squid Game với những điểm giống với môn thể thao chết chóc của người La Mã. Nó được tạo ra sự trên sự mê hoặc bệnh hoạn, cho thấy cái chết như một hình phạt hiển nhiên mà người thua cuộc trong các trò chơi phải nhận.
Điều hấp dẫn mà tất cả chúng ta đều công nhận về các trò chơi đấu sĩ thời cổ đại, đó là sự sang trọng của các đấu trường và quy mô các trò chơi của họ. Người La Mã đã xây nên Đấu trường La Mã, một nơi tuyệt vời được sử dụng để tổ chức môn thể thao máu me khét tiếng này. Việc đến thăm và cổ vũ trong đấu trường La Mã được coi là một thú vui của người La Mã để vượt qua sự buồn chán, nơi có 60.000 khán giả sẽ được chứng kiến một đấu sĩ bị thua cuộc và bị giết dưới bàn tay của người còn lại. Vậy, tại sao người La Mã lại coi cái chết như một môn thể thao?

Tại sao người La Mã lại thích cái chết như một môn thể thao?
Đấu trường La Mã là một trong bảy kỳ quan thế giới

Vì sao lại có những trò chơi đấu sĩ?

Các trò chơi đấu sĩ được coi là môn thể thao máu của người La Mã được tổ chức tại một đấu trường như một buổi biểu diễn công cộng. Ở đó các đấu sĩ sẽ chiến đấu với nhau rên đấu trường cho đến khi có một người bị chết.
Các trò chơi bắt đầu như một nghi lễ tang lễ để tiễn đưa linh hồn đã ra đi cùng với các chiến binh có vũ trang. Điều này giải thích vì sao trò chơi trò chơi kết thúc bằng cái chết, vì lễ hiến máu được cho là có thể làm hài lòng linh hồn người chết. Trong nhiều năm, nó đã diễn ra giống như một sự tiến bộ về chính trị và nhanh chóng trở thành vinh dự đối với người sống, thay vì vinh dự đối với người chết.
Julius Caesar đã tưởng nhớ cái chết của cha mình bằng cách tổ chức Thế vận hội Đấu sĩ, nơi có khoảng 320 cặp Đấu sĩ tham gia. Thậm chí ông ta còn thể hiện sức mạnh của mình bằng cách tổ chức các trò chơi khi con gái Julia chết trong khi sinh con, bằng cách giết ngay cả những người lính của mình trong đấu trường.
Trò chơi này nhanh chóng trở thành một hình thức biểu dương quyền lực của hoàng đế La Mã. Hoàng đế Claudius thậm chí còn ra lệnh rạch cổ họng của các đấu sĩ đã ngã xuống, ông ta muốn nhìn nét mặt của họ khi họ chết. Sự chiến thắng trong các trận chiến tại đấu trường có ý nghĩa rất lớn đối với một đấu sĩ, không chỉ về vấn đề uy tín và sức mạnh và còn sinh lợi cho họ về mặt tài chính.

Các đấu sĩ là ai?

Các đấu sĩ tham gia vào đấu trường La Mã cổ đại là những chiến binh chuyên nghiệp, những kẻ sẽ chiến đấu với nhau cho đến khi chết. Một trong số họ là những người đã cống hiến cho các vị thần, ngoài ra các tù nhân trong chiến tranh, nô lệ và tội phạm cũng bị bắt để tham gia vào môn thể thao máu như một hình thức hành quyết công khai, còn nếu chiến thắng, họ sẽ có cơ hội sống sót.
Ngay cả những người đàn ông bình thường và tự do, chẳng hạn như một người lính đã giải ngũ, những người bị xã hội ruồng bỏ, hay thậm chí cả phụ nữ cũng có thể thành đấu sĩ. Con người cũng không phải là đấu sĩ duy nhất, mà động vật cũng tham gia vào đấu trường này. Ngoài ra, một số võ sĩ bị lôi kéo và sự nổi tiếng cám dỗ họ, hay được bảo trợ bởi những người giàu có. Họ có thể nhận được những bữa ăn hay sự chăm sóc y tế như một đặc quyền xứng đáng.

Tại sao người La Mã lại thích cái chết như một môn thể thao?
Các đấu sĩ là những chiến binh chuyên nghiệp ở La Mã cổ đại
Nhưng tại sao các đấu sĩ chuyên nghiệp lại chọn cái chết theo cách này? Người La Mã nhận thức rõ cái chết từ những cuộc đấu máu me này, nhưng họ được dạy không sợ cái chết. Họ coi cái chết của một đấu sĩ vinh quang hơn chết bởi bệnh tật hoặc nạn đói. Bởi một đấu sĩ hy sinh trên đấu trường tạo ra uy tín xã hội lớn với bất kỳ tầng lớp nào.

Tạo sao người La Mã có thể coi cái chết như một hình thức để giải trí cho khán giả?

Việc xem các đấu sĩ hy sinh tính mạng và cuộc sống của họ theo cách đáng sợ nhất giống như một thú vui cho giới thượng lưu. Vì cuộc sống của những người xa lạ không quan trọng, thậm chí đối với người La Mã chẳng có gì liên quan đến họ. Hầu hết những đấu sĩ là tù nhân hoặc tội phạm, họ hầu như không được coi là con người.
Các nhà sử học cũng tin rằng môn thể thao máu của người La Mã còn giúp khuyến khích tình bạn thân thiết giữa người dân. Bên cạnh đó, những vụ giết người ******* còn giúp gieo rắc nỗi sợ hãi cho những người không bao giờ dám bước qua Hoàng đế. Nó còn mang đến cho những khán giả đang chứng kiến cuộc chơi những cấp độ quyền lực khác nhau, những người có thể ra hiệu cho các đấu sĩ chỉ bằng một vài cử chỉ từ ngón tay cái của họ rằng liệu mạng sống của các đấu sĩ thua cuộc có thể được giữ lại hay không. Ngoài ra việc mang những loài động vật kỳ lạ từ các nơi khác nhau trên thế giới cũng giúp giải trí cho công chúng.
Những nghiên cứu hiện đại cũng chỉ ra việc xem các trận đấu thể thao đều tạo ra sự xúc tác. Nó không chỉ thúc đẩy việc sản sinh hormon adrenaline cho các vận động viên, mà còn cho cả khán giả. Những khán giả nhất định sẽ có xu hướng đứng về phía một đội hoặc một vận động viên, trở thành một phần của đội nhóm sẽ tạo ra sự hào hứng hơn khi cổ vũ và đưa cảm xúc của họ thăng hoa. Và sự chiến thắng hay thất bại của các vận động viên trong đấu trường đều tác động đến cảm xúc của khán giả.

Tại sao người La Mã lại thích cái chết như một môn thể thao?
Chiến thắng trên đầu trường là một vấn đề có uy tín xã hội lớn
Môn thể thao máu này của người La Mã đều được cả tầng lớp cao và thấp trong xã hội quan tâm. Với những người thuộc giới thượng lưu, đó là cách họ gây ra sự sợ hãi và kiểm soát đối với người khác. Còn với những người thuộc các tầng lớp bình dân hơn, mặc dù họ ở dưới cùng của bậc thang phân cấp xã hội, nhưng khi xem các đấu sĩ chiến đấu, họ có thể cảm thấy mình vẫn còn ở bậc cao hơn những tên tội phạm bị giết vì thể thao.
Trò chơi đấu sĩ của người La Mã được coi là một sự kiện kỳ lạ, có thể tập hợp mọi tầng lớp xã hội lại với nhau, nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết trong đất nước.

Tại sao người La Mã lại thích một trò chơi bạo lực như vậy?

Nhiều vị hoàng đế La Mã mang trong mình tính cách ưa bạo lực. Chẳng hạn hoàng đế Caligula sẽ cử các đấu sĩ mà ông ta ghen tị đến nơi chiến đấu để kết liễu hoặc loại bỏ họ.
Hoàng đế Commodus, người từng là một đấu sĩ, trói những người bị mất chân lại với nhau trong đấu trường, tạo thành hình ảnh một con rắn khổng lồ và giết họ để giải trí.

Tại sao người La Mã lại thích cái chết như một môn thể thao?
Tổ chức một sự kiện đấu sĩ là thể hiện sự giàu có và hào phóng của các hoàng đế La Mã
Việc tổ chức một sự kiện đấu sĩ còn là sự thể hiện sự giàu có và hào phóng của các hoàng đế La Mã. Hoàng đế Titus mang đến 5.000 con thú hoang bị giết vào ngày khánh thành Đấu trường La Mã vào năm 80 sau Công nguyên, ông ta còn chọn những người chủ gia đình đáng kính, những người bị khuyết tật trên cơ thể vào cuộc đấu chết chóc chỉ để giải trí cho bản thân.
Tính quyết đoán và quyết liệt là rất quan trọng đối với một vị hoàng đế để duy trì chu kỳ thống trị và sự phục tùng. Trên thực tế, không chỉ riêng con người, các loài vật cũng tỏ ra hung dữ để duy trì lãnh thổ của chúng và để lấy các nguồn tài nguyên hạn chế từ môi trường. Xã hội loại người cũng đã chấp nhận sự xâm lược lẫn nhau, miễn là nó được nghi thức hóa.
Vậy tại sao người La Mã lại có sở thích quái đản và kỳ dị như vậy. Câu trả lời nằm ở mối quan hệ tương hỗ phức tạp của quyền lực, tình bạn thân thiết, cái chết, uy tín và trật tự xã hội. Kể cả thời kỳ hiện đại, chúng ta cũng thấy rõ sự hung hãn của con người trong các môn thể thao, mặc dù nó đã được giảm bớt hơn so với các trò chơi đấu sĩ.
Ngoài ra tính hiếu chiến trong thể thao của người La Mã cũng góp phần vào hiện trạng xã hội này. Yếu tố có thể dự đoán được hoặc mức độ bạo lực trong thể thao làm cho nó có thể chấp nhận được đối với xã hội. Chẳng hạn một cầu thủ bóng đá không được ném đá đối phương trên sân, nếu không sẽ nhận thẻ đỏ từ trọng tài.
Trong các đấu trường La Mã cũng vậy, có một số quy tắc được đặt ra để không đẩy cuộc chơi đến tình trạng hỗn loạn. Một đấu sĩ sẽ chỉ được giết đối thủ của mình theo các quy tắc đó và trong phạm vi trên đấu trường. Thể thao chỉ là sự hung hăng và bạo lực có nghi thức mà thôi. Ít nhất điều này cũng giải thích vì sao Squid Game lại được khán giả say mê đến vậy.
Nguồn
Scienceabc
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top