Tại sao nhiều nước giờ lại đang đua nhau lên mặt trăng

Bỉ Ngạn Hoa

Moderator
Nhật Bản gần đây đã trở thành quốc gia thứ năm cùng với Mỹ, Nga, Trung Quốc và Ấn Độ thực hiện thành công cuộc hạ cánh lên bề mặt mặt trăng. Nhưng việc hạ cánh lên mặt trăng có thể sẽ trở nên phổ biến hơn trong vài năm tới.
Tại sao nhiều nước giờ lại đang đua nhau lên mặt trăng
Theo Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, trên toàn cầu, hơn 100 sứ mệnh mặt trăng của cả các công ty tư nhân và chính phủ dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2030.
Vậy tại sao tất cả các quốc gia này đều mong muốn chinh phục mặt trăng?
“Mặt trăng là một nơi thử nghiệm”, Michelle Hanlon, giám đốc điều hành tại Trung tâm Luật Hàng không và Vũ trụ tại Đại học Mississippi (Mỹ) cho biết. “Nhân loại cần lên mặt trăng để học cách sống trong không gian và học cách sử dụng các nguồn tài nguyên của không gian. Và đó thực sự là bước đệm cho để khai thác tiềm năng bao la trong vũ trụ.”
Một số nguồn tài nguyên mà các quốc gia và công ty muốn tìm kiếm trên mặt trăng bao gồm kim loại đất hiếm và đồng vị helium-3. Những chất này tuy hiếm trên Trái đất nhưng lại có rất nhiều trên mặt trăng. Về mặt lý thuyết, kim loại đất hiếm và đồng vị helium-3 có thể được sử dụng để cung cấp năng lượng cho các lò phản ứng nhiệt hạch hạt nhân.
“Chúng tôi vẫn chưa tìm ra cách thực hiện điều đó. Có rất nhiều giả thuyết về nó. Tuy nhiên, một khi chúng tôi tìm ra điều đó, helium-3 trên mặt trăng có thể cung cấp năng lượng quan trọng cho Trái đất, toàn bộ Trái đất trong nhiều thế kỷ,” Michelle Hanlon nói.
Và còn có sự hiện diện của một nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng khác mà các quốc gia đang theo đuổi: nước. Ngoài vai trò quan trọng đối với sự sống còn của con người, nước còn có thể được sử dụng để làm nhiên liệu tên lửa, nghĩa là một ngày nào đó mặt trăng có thể trở thành trạm tiếp nhiên liệu cho tên lửa và là bàn đạp để khám phá không gian sâu hơn.
“Bất cứ ai thiết lập được sự hiện diện đáng kể trên mặt trăng đều đang đưa ra tuyên bố về hệ thống chính trị, về hệ thống kinh tế của họ, về ai đang dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh địa chính trị”, Dean Cheng, cố vấn cấp cao cho chương trình Trung Quốc tại Viện Hòa bình Hoa Kỳ, cho biết. “Nhưng phần thứ hai, mới hơn về vấn đề này là niềm tin rằng có những nguồn tài nguyên quan trọng trên mặt trăng hữu ích cho Trái đất hoặc hữu ích cho chuyến bay vào vũ trụ trong tương lai.”
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top