Tại sao răng khôn lại mọc muộn?

Tại sao răng khôn không mọc trong thời thơ ấu của chúng ta giống với những chiếc răng vĩnh viễn còn lại mà phải đến năm chúng ta 19-20 tuổi trở đi chúng mới bắt đầu xuất hiện và khiến nhiều người phải nhổ nó đi? Và liệu những chiếc răng mọc muộn này có bao giờ hữu ích cho con người không?
Các nhà khoa học đã kết luận rằng việc mọc răng khôn sẽ phụ thuộc vào sự phát triển của từng cá nhân, khi một đứa trẻ lớn lên, cấu trúc hàm sẽ phát triển theo và có nhiều chỗ hơn cho những chiếc răng khôn mọc lên. Con người từ khi xuất hiện thời nguyên thủy đã có một chế độ ăn đầy đủ với các loại hạt cứng, rau chưa nấu chín, thịt thú rừng và các loại thực phẩm có độ dai khác. Nhà nhân chủng học Julia Boughner tại Đại học Y khoa Saskatchewan ở Canada đã viết rằng, tùy theo chế độ ăn mà con người đã áp dụng khi còn trẻ sẽ thực sự làm cho hàm dài ra. Tuy nhiên, khi người dân ở những quốc gia có nền công nghiệp phát triển chuyển sang thức ăn mềm hơn, thì cũng đồng nghĩa rằng chúng ta đã kìm hãm lại sự phát triển tiềm năng của cấu trúc hàm răng.
Mặc khác, một lý do nữa khiến răng khôn mọc trong thời kỳ trưởng thành của con người là vì chúng không có vai trò gì cho đến lúc đó. Khi người cổ đại làm mất răng hàm của họ do những thức ăn cứng thì răng khôn - bộ răng hàm thứ ba - sẽ thay thế. Steven Kupferman, một bác sĩ phẫu thuật răng miệng tại Cedars Sinai ở Los Angeles, cho biết "Chúng được coi như một phương án dự phòng cho ai đó có thể bị mất một chiếc răng hàm khác". Nhưng vì hầu hết mọi người không bị mất răng hàm khi còn nhỏ cho nên răng khôn phải đợi đến khi trưởng thành mới mọc. Nói cách khác, nếu bạn bị mất răng hàm hoặc bị gãy khi còn nhỏ hoặc thiếu niên, răng khôn của bạn sẽ có thể mọc ra sớm hơn để lấp đầy cho khoảng trống đó.

Tại sao răng khôn lại mọc muộn?
Bộ răng hàm vĩnh viễn của chúng ta, hoặc răng ở phía trong miệng được thiết kế để nghiền thức ăn, xuất hiện khi trẻ bắt đầu thay răng sữa, giai đoạn 5-6 tuổi. Đến năm 12 tuổi, chiếc răng hàm thứ hai sẽ mọc, đóng vai trò dự phòng cho chiếc răng hàm sau 6 năm trong trường hợp bị sâu răng, còn răng hàm thứ 3 hay răng khôn, mọc ở độ tuổi từ 17 đến 21.
Ngày nay, các nha sĩ thường khuyên bạn nhổ bỏ những chiếc răng khôn vì sự trồi lên của chúng có thể gây ra cảm giác đau đớn. Ngay cả đối với những người không bị đau thì việc nhổ răng khôn ở tuổi thanh niên có thể ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe sau này trong cuộc sống, chẳng hạn như viêm lợi. Còn ở độ tuổi 27, các nha sĩ và bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình răng sẽ không khuyên bạn nhổ răng khôn vì nguy cơ biến chứng, tổn thương các dây thần kinh lân cận tăng lên. Tuy nhiên, nếu ở tuổi này, răng khôn làm bạn đau khó chịu thì có thể bạn sẽ phải xem việc nhổ răng là bắt buộc.
Không phải ai cũng muốn nhỏ bỏ răng khôn nếu chúng không gây ra các vấn đề gì về thẩm mỹ, sức khỏe của họ, nhưng giữ lại răng khôn thực sự có thể dẫn đến những vấn đề nguy hiểm, chẳng hạn khi già đi, lợi của bạn bị tụt lại, răng khôn của bạn rất dễ bị sâu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top