Tại sao tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở đàn ông cao hơn phụ nữ?

nhhgiap

Pearl
Theo một bài báo trên tạp chí Science của các nhà nghiên cứu đại học Yale, nam giới có nguy cơ tử vong do Covid-19 cao hơn nữ giới khoảng 1,7 lần. Nam giới ở độ tuổi 30 trở lên là đối tượng dễ tử vong nhất.
Những kết luận trên là mới nhưng không phải không dự đoán được. Tuổi thọ của con người đã tăng đều đặn trong những thập kỷ gần đây, nhưng sự chênh lệch giữa phụ nữ và đàn ông vẫn còn (biểu đồ bên dưới).

Tại sao tỷ lệ tử vong do COVID-19 ở đàn ông cao hơn phụ nữ?
Biểu đồ tuổi thọ trung bình theo giới và theo quốc gia năm 2020
Trên toàn cầu, nữ giới sống lâu hơn nam giới gần 5 năm, trong khi con số này chỉ là 3 năm vào năm 1950. Nguyên nhân của sự chênh lệch lớn như vậy đến từ điều kiện sinh học và môi trường, điều này giúp lý giải tại sao nam giới có nguy cơ tử vong vì Covid-19 cao hơn.
Thêm nữa, thói quen hút thuốc và uống rượu bia nhiều cũng góp phần nới rộng khoảng cách tuổi thọ giữa hai giới. Ở Nga, tỷ lệ đàn ông và phụ nữ uống rượu là 4:1, rượu là nguyên nhân đằng sau 3/4 số ca tử vong ở nam giới trong độ tuổi lao động vào những năm 1990, trực tiếp gia tăng khoảng cách tuổi thọ hai giới lên hơn 12 năm. Hiện tại, con số này đã giảm xuống 10 năm nhờ biện pháp khuyến khích giảm uống rượu bia.
Rượu bia góp phần vào các tình trạng như bệnh tim và xơ gan. Những loại bệnh đi kèm này khiến cơ thể nam giới khó chống lại Covid-19.
Ngoài ra, việc đàn ông ưa cảm giác mạo hiểm và ********* cũng là yếu tố xúc tác làm gia tăng khoảng cách tuổi thọ. Nam giới thường là nạn nhân trong các vụ va chạm giao thông tàn khốc cũng như các tai nạn khác. Tại El Salvador, một trong số ít quốc gia có khoảng cách tuổi thọ giữa hai giới tăng lên đáng kể từ năm 2000, nguyên nhân là do tình trạng bạo lực băng đảng.
Nam giới cũng ít có xu hướng tìm kiếm sự trợ giúp y tế so với phụ nữ. Điều này thể hiện rõ ở các quốc gia có tỷ lệ người nhiễm HIV / AIDS và bệnh lao cao như Eswatini, Mozambique và Namibia. Phụ nữ ở khu vực cận Sahara thường chủ động tiếp nhận chẩn đoán bệnh nhiều hơn đàn ông, họ được điều trị sớm và cố gắng duy trì quá trình trị liệu trong thời gian dài. Kết quả là mặc dù chiếm 59% số ca nhiễm HIV, nhưng chỉ có 47% số ca tử vong ở phụ nữ liên quan đến HIV.
Vì những yếu tố kể trên, nam giới dễ tiếp xúc với nguồn lây bệnh Covid-19, sau đó lại trì hoãn điều trị dẫn đến số ca tử vong gia tăng.
Ngoài ra, sự khác biệt sinh học giữa hai giới tính cũng góp phần nới rộng khoảng cách. Phụ nữ có hệ thống miễn dịch mạnh hơn đàn ông, một phần nhờ vào estrogen - một loại hormone kích thích phản ứng phòng vệ của cơ thể. Nhiễm sắc thể XX cũng giúp bảo vệ phụ nữ khỏi đột biến gen và chịu trách nhiệm về các gen liên quan đến miễn dịch.
Các nhà nghiên cứu cho biết những tác động có hại của lão hóa đối với hệ thống miễn dịch thường xảy ra ở nam giới sớm hơn phụ nữ từ 5 đến 6 năm, khiến họ khó chống lại bệnh tật hơn khi già đi.
Tuy nhiên, nam giới cũng đừng nên coi những yếu tố trên như một bản án tử hình. Họ có thể cải thiện cơ hội đánh bại Covid-19 và kéo dài tuổi thọ dự kiến bằng cách sống lành mạnh hơn, tránh hoạt động rủi ro cộng với việc tìm kiếm sự chăm sóc y tế thường xuyên. Dù vậy không thể phủ nhận, chị em phụ nữ vẫn sẽ tiếp tục sống lâu hơn các anh em, vượt qua đại dịch với số thương vong ít hơn.
Nguồn:
Economist
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top