Tại sao vụ án Việt Á được đề nghị gia hạn điều tra?

Sau hơn một năm điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; đưa hối lộ; nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á và các đơn vị, địa phương liên quan.
Tại sao vụ án Việt Á được đề nghị gia hạn điều tra?
Điều tra bước đầu xác định, vào tháng 4/2020, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành sản phẩm kit xét nghiệm Covid-19. Từ thời điểm trên đến lúc vụ án được khởi tố, Việt Á đã cung ứng kit cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh, thành phố, doanh thu gần 4.000 tỷ đồng.
Vụ đại án Việt á được tiếp tục gia hạn điều tra là do có tính chất phức tạp và có nhiều vụ án phải thực hiện đồng thời, Bộ Công an đề xuất gia hạn điều tra vụ án Việt Á và cố gắng có kết luận điều tra trong quý II.
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4, ông Xô cho hay Bộ Công an dự kiến có kết luận điều tra trong quý I năm nay, nhưng do tính chất phức tạp và có nhiều vụ án phải thực hiện đồng thời, Bộ Công an đề xuất gia hạn điều tra và phấn đấu có kết luận điều tra trong quý II.
Đại án Việt Á khởi phát từ ngày 17/12/2021 khi Cục Cảnh sát kinh tế (C03) khởi tố, bắt tạm giam ông Phan Quốc Việt (chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty Việt Á) cùng 4 cấp dưới, cựu giám đốc CDC Hải Dương và kế toán trưởng đơn vị này.
Trong số các bị can có ông Nguyễn Thanh Long (nguyên Bộ trưởng Y tế), ông Chu Ngọc Anh (nguyên Bộ trưởng Khoa học & Công nghệ, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội), ông Phạm Công Tạc (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ), ông Phạm Xuân Thăng (nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương)...
Hiện cơ quan điều tra các cấp đã khởi tố hơn 30 vụ án và trên 100 bị can liên quan vụ án. Ngoài ra, công an áp dụng các biện pháp phong tỏa, ngăn chặn, kê biên tài sản khoảng 1.700 tỷ đồng.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top