Tam Quốc diễn nghĩa có chi tiết Hoa Đà cạo xương Quan Vũ trị độc, thực hư trong lịch sử như thế nào?

Kim Chi Ngọc Diệp

Editor
Thành viên BQT
"Võ Thánh" Quan Vũ (hay còn gọi Quan Vân Trường) là một trong ít mãnh tướng trí dũng song toàn nổi tiếng thời Tam quốc. Ông có võ nghệ cao cường, hết mực trung thành với Lưu Bị và nhà Thục, dũng cảm, kiên cường, chính trực nên được nhiều người yêu mến, ngưỡng mộ.
Khi đọc tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, nhiều người khâm phục trước bản lĩnh, sức chịu đựng của Quan Vũ khi võ tướng này điều trị vết thương. Cụ thể, trong một cuộc chiến, Quan Vân Trường không may bị một mũi tên độc của kẻ thù bắn trúng cánh tay phải. Sau khi trúng tên độc, các thầy thuốc không điều trị triệt để vết thương này.
Theo đó, dù vết thương đã lành nhưng chất độc vẫn còn sót, ăn sâu vào xương cánh tay. Điều này khiến võ tướng Quan Vũ đau nhức xương mỗi ngày mưa. Vậy nên, Quan Vũ về sau đã mời được thần y Hoa Đà chữa trị. Là thầy thuốc tài năng và nổi tiếng nhất thời đó, Hoa Đà với y thuật cao siêu đã rạch một vết mổ ở cánh tay phải của mãnh tướng nhà Thục Hán rồi nạo độc ra khỏi cơ và xương.

Tam Quốc diễn nghĩa có chi tiết Hoa Đà cạo xương Quan Vũ trị độc, thực hư trong lịch sử như thế nào?
Trong lúc Hoa Đà cạo xương, trị độc, Quan Vũ không kêu đau mà vẫn thản nhiên uống rượu và chơi cờ khiến mọi người có mặt kinh ngạc, thán phục khả năng chịu đau cũng như sức khỏe phi thường của ông.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc Hoa Đà cạo xương, trị độc cho Quan Vũ là có khả năng. Bởi lẽ, vào thời Tam Quốc, người xưa thường sử dụng độc tố pha chế từ các nguồn thực vật trong rừng hay một số động vật có nọc độc như rắn, ếch, bọ cạp…
Để tăng khả năng sát thương, binh sĩ thường tẩm đầu mũi tên với các chất độc trên. Theo các nhà nghiên cứu, những mũi tên tẩm chất độc chủ yếu là chất độc của "Aconitum" và chất độc của "Shotgun".

Tam Quốc diễn nghĩa có chi tiết Hoa Đà cạo xương Quan Vũ trị độc, thực hư trong lịch sử như thế nào?
Theo sử sách, sau khi Quan Vũ trúng mũi tên của kẻ địch, chất độc không gây nguy hiểm tính mạng. Thêm nữa, ghi chép chỉ ra khu vực nơi ông chinh chiến, bị bắn trúng tên độc giúp giới nghiên cứu xác định được độc tố xâm nhập vào cơ thể võ tướng này là chất "Aconitum" (chất độc của loài thực vật chi Ô đầu).
Aconitum là tinh chất độc được chiết xuất từ loài hoa Ô đầu. Nó có thể khiến liệt cơ xương, loạn nhịp tim, gây tử vong cho con người nếu tiếp xúc.
Trong trường hợp bình thường, người trúng mũi tên tẩm độc có chất "Aconitum" thì có thể được điều trị bằng cách thấm tinh chất tre vào vết thương cho đến khi hết máu độc. Sau đó, họ sử dụng xích thược (Thược dược), khổ sâm bôi ngoài kết hợp uống rượu hoa mẫu đơn hoặc nước vo gạo thì sẽ khỏe mạnh trở lại.

Tam Quốc diễn nghĩa có chi tiết Hoa Đà cạo xương Quan Vũ trị độc, thực hư trong lịch sử như thế nào?
Trong trường hợp không điều trị hiệu quả ngay từ lần đầu khiến độc tố thâm nhập sâu vào cơ thể, cách duy nhất là cạo hết chất độc trong xương của ông. Hoa Đà đã thực hành thành thạo phương pháp này, cứu sống Quan Vũ.

>>> Tiết lộ vị võ tướng đáng kính nhất thời Tam Quốc qua con mắt nhìn người của Tào Tháo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top