Tam Quốc: Không phải Xích Bích, đây mới là trận đánh "để đời" của Lưu Bị?

Jimmy

Moderator
Trang mạng Trung Quốc Sina nhận định, trận Hán Trung (217-219) mới là chiến thắng vang dội nhất trong sự nghiệp lẫy lừng của Lưu Bị, khác với quan niệm của nhiều người rằng trận Xích Bích mới là trận đánh để đời của vị hoàng đế nhà Thục Hán. Trong trận chiến này, Lưu Bị đã dồn toàn lực, thống lĩnh 10 vạn quân Thục Hán tinh nhuệ nhất, đối đầu trực diện với quân Tào.

1721870104581.png

Chiến thắng lớn nhất của Lưu Bị là đánh bại Tào Tháo trong trận Hán Trung.

Hán Trung, thuộc tỉnh Thiểm Tây ngày nay, nằm ở vị trí chiến lược trọng yếu, là cửa ngõ nối liền Tây Xuyên và vùng đồng bằng Hoa Bắc. Kiểm soát Hán Trung đồng nghĩa với việc nắm giữ lợi thế khi tiến đánh đất Thục hoặc xuống phía nam.

Trước khi thế chân vạc Tam Quốc hình thành, Hán Trung do Trương Lỗ quản lý trong suốt 20 năm. Năm 215, Tào Tháo đánh chiếm Hán Trung, tiêu diệt Trương Lỗ. Dù Tư Mã Ý hiến kế tiến đánh Tây Xuyên, Tào Tháo chỉ để lại Hạ Hầu Uyên và Trương Cáp trấn giữ Hán Trung, rồi rút quân.

Nhận thấy thời cơ, mùa đông năm 217, Lưu Bị phái Trương Phi và Mã Siêu tiến quân nhưng không thành công. Tháng 4/218, Lưu Bị tự mình dẫn đại quân tiến đánh Hán Trung. Sau thất bại ban đầu tại ải Dương Bình, Lưu Bị nghe theo quân sư Pháp Chính, chuyển sang đóng quân ở núi Định Quân. Tại đây, Hoàng Trung đã lập công lớn, ********* Hạ Hầu Uyên trong một trận tập kích.

1721870115680.png

Trận Hán Trung chứng minh Lưu Bị có tài thao lược, cầm quân, không hoàn toàn phụ thuộc vào Gia Cát Lượng.

Tào Tháo đích thân dẫn 10 vạn quân đến Hán Trung phục thù. Biết rõ quân Tào phải hành quân xa, lương thực eo hẹp, Lưu Bị phái quân đánh chặn đường vận lương. Hoàng Trung và Triệu Vân lại một lần nữa làm nên chiến thắng, gây thiệt hại nặng nề cho quân Tào.

Sau khi chiếm ưu thế về lương thảo, Lưu Bị chủ động phòng ngự, chỉ đáp trả các đợt tấn công lẻ tẻ của Tào Tháo. Sang đến mùa hè năm 219, do thời tiết nóng bức, quân Tào ngày càng mệt mỏi, hao tổn nhiều binh lực. Tào Tháo buộc phải rút lui về Trường An. Trước khi rút quân, Tào Tháo thừa nhận tài năng của Lưu Bị và quân sư Pháp Chính.

1721870131174.png

Tào Tháo mất năm 220, một năm sau trận Hán Trung.

Trận Hán Trung mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khẳng định tài thao lược của Lưu Bị, chứng minh ông không hề phụ thuộc vào Gia Cát Lượng. Chiến thắng này cũng là tiền đề quan trọng, giúp Lưu Bị tự xưng là Hán Trung vương, cùng con trai Lưu Thiện trấn giữ thành trì vững chắc phía bắc suốt hơn 40 năm sau đó.

Mặc dù tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa đề cao vai trò của Gia Cát Lượng trong trận Hán Trung, nhưng thực tế Pháp Chính mới là quân sư góp công lớn cho chiến thắng của Lưu Bị. Bên cạnh đó, theo Sina, mãnh tướng Ngụy Diên cũng tham gia trận chiến này bên cạnh Lưu Bị.

Tuy nhiên, sau chiến thắng Hán Trung, thế lực của Lưu Bị bị suy yếu trầm trọng, đặc biệt là sau khi mất Kinh Châu và Quan Vũ vào tay Tôn Quyền năm 219. Từ đó cho đến khi qua đời năm 223, Lưu Bị không còn lập thêm chiến công hiển hách nào như Hán Trung.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top