Tạo hóa đã ban cho 6 loài này khả năng kì diệu để sống mà không cần mặt trời

Từ loài rắn có thể sử dụng bức xạ hồng ngoại để săn mồi trong bóng tối, đến các loài cá biển sống ở những nơi sâu nhất của đại dương giao tiếp bằng phát sáng sinh học, những sinh vật này đã thích nghi và phát triển mạnh mẽ mà không cần ánh sáng.
Nếu như con người đang có sự "thiên vị" với ban ngày khi hầu hết những hoạt động quan trọng nhất của chúng ta đều diễn ra khi có ánh nắng mặt trời, đối với vương quốc động vật, nhiều loài lại có "cách nhìn" cuộc sống khác hẳn. Chúng chỉ hoạt động trong bóng tối. Gần như một nửa hành tinh chúng ta chỉ có bóng đêm, những nơi như hang động dưới lòng đất và biển sâu không bao giờ nhận được bất kỳ ánh sáng mặt trời nào.
Bóng tối đã và đang tồn tại với tất cả sinh vật, nhiều loài trong số chúng đã phát triển những giác quan và những khả năng đáng kinh ngạc, giúp thích nghi và phát triển tốt mà không cần ánh sáng. Dưới đây là những cách thích ứng trong bóng tối rất đặc biệt từ động vật.

1. Cú dùng đôi tai để xác định con mồi

Tạo hóa đã ban cho 6 loài này khả năng kì diệu để sống mà không cần mặt trời
Cú được coi là một trong những kẻ săn mồi siêu hạng của tự nhiên vì khả năng bay im lặng và thính giác tuyệt vời của chúng
Cú là động vật săn mồi về đêm được xem là loài có "vũ trang" tốt vì chúng có thị lực tinh tưởng, chiếc mỏ và móng sắc nhọn. Những một vũ khí bí mật có thể bạn chưa từng nghe đến - thính giác cực kỳ nhạy bén. Đôi tai của loài cú không chỉ có thể nghe những âm thanh tương đối nhỏ ở khoảng cách xa mà còn có thể xác định chính xác vị trí phát ra âm thanh, cho dù âm thanh đo là từ một con chuột chui qua bãi cỏ khô vào ban đêm hay một con mèo đang di chuyển dưới một lớp tuyết dày.
Đầu của cú có hình tròn, nhiều lông vũ, đồng thời chúng phát triển để hoạt động giống như một đĩa vệ tinh - với khả năng thu thập âm thanh và truyền âm thanh đến tai ẩn ở một bên của khuôn mặt. Ở nhiều loài, tai có vị trí không đối xứng, nghĩa là một tai cao hơn và thường hướng về phía trước trên đầu so với tai kia.
Nhưng điều đáng kinh ngạc là một con cú có thể cảm nhận được sự khác biệt rất nhỏ về thời gian âm thanh truyền đến mỗi tai, bởi chúng có một đặc điểm rất đặc biệt, mỗi tai cung cấp một tập hợp phản hồi thính giác hơi khác nhau. Cú có thể sử dụng ưu thế này để phân tích nguồn phát ra âm thanh, sau đó điều chỉnh hướng và khoảng cách chính xác đến con mồi thiếu may mắn của nó — ngay cả khi không thể nhìn thấy.

2. Dơi giao tiếp bằng sóng âm

Tạo hóa đã ban cho 6 loài này khả năng kì diệu để sống mà không cần mặt trời
Dơi có thể giao tiếp với nhau thông qua các cuộc gọi định vị bằng tiếng vang
Trên thực tế, dơi có đôi mắt nhìn tốt hơn cả con người, đặc biệt thời điểm nhập nhoạng, ánh sáng yếu ớt của bình minh hoặc hoàng hôn. Nhưng các loài động vật có vú biết bay được biết đến với cách di chuyển dựa vào miệng, mũi và tai vào ban đêm và quá trình định vị bằng tiếng vang. Dơi phát ra sóng âm thanh từ miếng hoặc lỗ mũi ở tần số siêu âm. Những phản hồi cho phép dơi lập bản đồ môi trường xung quanh và khéo léo di chuyển giữa các cây hoặc bắt muỗi ngay giữa ánh sáng. Hệ thống cảm nhận siêu âm của dơi hoạt động hiệu quả đến mức dơi có thể sử dụng các góc tiếp cận khác nhau để xác định và bắt một con bọ nhỏ đang đậu trên một chiếc lá lớn mà không bị che khuất vào bất cứ lúc nào.
Các nhà khoa học gần đây cũng hiểu rõ hơn khả năng định vị bằng âm thanh đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội của loài dơi. Những cuộc giao tiếp bằng sóng âm giữa chúng còn mang theo các những thông tin gồm giới tính, tuổi tác, hoặc thậm chí cả những đặc điểm "danh tính" khác.
Nhà khoa học Jenna Kohles và các đồng nghiệp gần đây đã sử dụng các loại thí nghiệm hành vi, đã chứng minh rằng một số loài dơi có thể sử dụng thông tin nhận dạng này khi chúng đang bay và tìm kiếm con mồi. Kohles, một nhà sinh thái học hành vi tại Viện Hành vi Động vật Max Planck cho biết: "Chúng có thể phân biệt các thành viên trong nhóm với nhau bằng cách sử dụng dấu hiệu cá nhân trong các lệnh gọi định vị bằng âm thanh mà chúng dùng để săn mồi. Cuộc sống của những con dơi vốn chỉ hoạt động vào ban đêm thực sự phức tạp hơn nhiều so với những gì trước đây chúng ta nghĩ ”.

3. Khả năng cảm nhận bức xạ ở loài rắn

Tạo hóa đã ban cho 6 loài này khả năng kì diệu để sống mà không cần mặt trời
Một con rắn chuông lưng kim cương đỏ nằm cuộn tròn chờ đợi trong Vườn quốc gia Joshua Tree
Dơi, động vật gặm nhấm và các động vật nhỏ khác có thể ẩn náu trong bóng tối, nhưng miễn là chúng còn sống, chúng sẽ tỏa nhiệt. Các loài rắn như rắn hổ, trăn,... có thể phát hiện những động vật như vậy trong bóng tối bằng cách phát hiện bức xạ hồng ngoại mà chúng tạo ra, không phải ánh sáng mà là nhiệt. Tên gọi của loài Pit Vipers (họ Rắn hang) thực sự dựa vào đặc điểm trên cơ thể chúng, cụ thể là các cơ quan cảm ứng nhiệt mà chúng có trong một cái "hốc" giữa lỗ mũi và mắt. Các thụ thể chuyên biệt này có một lớp màng với hàng nghìn đầu dây thần kinh có thể phát hiện ra sự chênh lệch nhỏ về nhiệt độ ở khoảng cách lên đến 3 feet.
Khả năng đặc biệt đáng kinh ngạc này giúp con rắn có một tầm nhìn với những gì diễn ra xung quanh trong cả bóng tối giống như một hình ảnh được chụp bởi camera hồng ngoại. Việc theo dõi một điểm phát sáng giúp con rắn xác định chính xác được vị trí phát ra nguồn nhiệt đó - chính xác hơn là bữa ăn tiếp theo của chúng.
Một nghiên cứu trên tạp chí Nature năm 2010 cho thấy, những thụ thể thần kinh này hoạt động bằng cách sử dụng loại protein tế bào thần kinh giống loại mà con người sử dụng để phát hiện các chất kích thích hóa học, từ hơi cay và hành tây băm nhỏ. Ở rắn, chúng được gọi là các "thụ thể wasabi", đã phát triển để phát hiện nhiệt.
Còn những nghiên cứu gần đây cho thấy, các tế bào trong "hố" của chúng có thể hoạt động giống vật liệu nhiệt điện, tạo ra các xung điện nhỏ khi bị đốt nóng. Những con rắn xử lý các tín hiệu điện đó để chuyển đổi thành thông tin bức xạ hồng ngoại, tạo ra một hình ảnh nhiệt cho phép chúng nhìn thấy trong bóng tối.
Tầm nhìn hồng ngoại này cho phép rắn thực hiện những cuộc tấn công bất ngờ. Ví như loại rắn boas có tư thế treo mình lên trần hàng và bẫy loài dơi bay qua. Nghiên cứu cũng cho thấy một số loài vật khác cũng có thể có khả năng đặc biệt này. Chẳng hạn một số loài sóc đất có thể sử dụng đuôi của chúng để làm các động vật khác bị nhầm lẫn rằng đó là rắn đuôi chuông bằng cách phát ra tín hiệu hồng ngoại giả. Một con sóc sẽ bơm máu đến đuôi của nó, làm đuôi nóng lên tỏa nhiệt để phù hợp với nhiệt độ cơ thể. Màn trình diễn này có thể khiến một con rắn tưởng con mồi lớn gấp đôi (so với thực tế) và làm cho con trăn thận trọng hơn và để phòng rằng con mồi của nó đã chuẩn bị sẵn sàng để chống trả.

4. Loài cá đèn lồng giao tiếp bằng phát quang sinh học

Tạo hóa đã ban cho 6 loài này khả năng kì diệu để sống mà không cần mặt trời
Vạch treo cổ phát sáng để thu hút con mồi vào miệng kẻ săn mồi
Đại dương rộng lớn bao phủ đến 2/3 bề mặt Trái đất, và phần lớn môi trường nước đó là một vương quốc bóng tối rộng lớn, nơi có rất ít hoặc không có ánh sáng mặt trời thường xuyên tới những nơi sâu nhất dưới mặt nước.
Trong những môi trường tối tăm vĩnh viễn như các hang động, rất nhiều loài sinh vật đã tự tiến hóa để trở thành loài vật bị "mù" hẳn. Tuy nhiên, thực chất những quần thể sinh vật ở đáy biển sâu có đôi mắt phát triển rất tốt và vô cùng nhạy bén. Đó là những đối mắt không phải sinh ra để nhìn thấy ánh sáng mặt trời bởi vì ánh sáng mặt trời ở đáy biển sâu là một yêu cầu "xa xỉ". Nhưng nguồn sáng ở đây là gì? Đó chính là sự phát quang sinh học. "Đó là yếu tố quan trọng để thu hút hoặc tìm kiếm con mồi, thậm chí còn để xua đuổi hoặc tránh những kẻ săn mồi khác và thu hút bạn tình."
Hiện tượng phát quang sinh học có thể rất hiếm trên đất liền nhưng hầu hết các loài động vật trong đại dương đều tự tạo ra ánh sáng thông qua phản ứng hóa học đặc biệt này, trong đó, sinh vật oxy hóa một phân tử gọi là luciferin, sau đó giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng nhìn thấy được. Khả năng này phát triển khác nhau ở các sinh vật đa dạng, từ cá đến vi khuẩn.
Cá đèn lồng (cá Lantern) là một trong những loài phát quang sinh học xuất sắc hơn cả, đây là một họ cá đa dạng chiếm khoảng 60% tổng số cá biển sâu. Bụng và hai bên hông của cá Lantern có nhiều cơ quan tạo ra ánh sáng dùng để ngụy trang. Khi các kiểu ánh sáng xung quanh lọc xuống từ bề mặt, cá sẽ nhận thấy chúng, hòa nhập với môi trường xung quanh chúng bằng một kỹ thuật được gọi là phản ứng thụ tinh. Mặt khác cá cũng có thể tạo ra ánh sáng để giao tiếp với nhau. Có khoảng 245 loài cá lồng đèn và mỗi loài đều có cách sắp xếp ánh sáng và kiểu nhấp nháy độc đáo của riêng mình - mọt dấu hiệu giúp chúng tìm bạn tình thích hợp trong vùng nước tối.
Phần lớn các loài sinh vật biển cũng thiếu khả năng tạo ra lượng ánh sáng nhất định từ cơ thể chúng thông qua phát quang sinh học để tồn tại - bằng cách sử dụng ánh sáng của sinh vật khác. Loài cá vây chân nổi tiếng sử dụng một chiếc vằn phát sáng để thu hút con mồi vào miệng của chúng, giống như những con thiêu thân khi đứng trước ngọn lửa vậy. Nhưng để làm như vậy, những loài cá không phát quang sinh học phải có vi khuẩn phát sáng tạo ra sự hào nhoáng thu hút như một cái bẫy mà bất cứ con mồi nào cũng dễ dàng sa chân vào.

5. Loài nhện có thể cảm nhận âm thanh bằng... chân

Tạo hóa đã ban cho 6 loài này khả năng kì diệu để sống mà không cần mặt trời
Nhện mặt quỷ giữ lưới của nó trong khi chờ đợi con mồi
Với đôi mắt khổng lồ dường như chẳng "ăn nhập" gì với khuôn mặt, bạn cũng biết rằng loài nhện mặt quỷ có thị lực phi thường, điều đó đúng. Loài nhện này có thể nhìn rõ hơn các hình ảnh vào ban đêm, mức độ rõ hơn khoảng 2.000 lần so với con người. Tuy nhiên, không chỉ có đôi mắt, chân của loài nhện này còn có một khả năng đáng tự hào khác, chúng được bao phủ bởi các cơ quan cảm thụ rung động nhạy cảm mà các nhà khoa học gần đây đã rất kinh ngạc khi phát hiện ra rằng đôi chân của nhện có thể "nghe được", nghĩa là nó có vai trò thay thế cho đôi tai và kể cả khi nhện không có tai cũng nghe được âm thanh.
Những con nhện thường treo mình trên một sợi tơ và khi được kích hoạt, chúng sẽ lướt qua con mồi bằng một mạng lưới dệt trên 4 chân trước của chúng. Tuy nhiên, theo Jay Stafstrom, nhà nghiên cứu sinh thái học về loài nhện tại Đại học Cornell, đã biết rằng loài nhện vẫn có thể bắt bọ trong không khí theo cách này khi bị bịt mắt và vì vậy chúng không sử dụng mắt.
Các nhà khoa học cũng đã biết rằng nhện sử dụng các cơ quan ở cổ chân rất nhạy cảm của chúng để phát hiện các rung động trong không khí và xác định chính xác vị trí các sinh vật khác đang di chuyển xung quanh chúng, nhưng nhóm của Stafstrom phát hiện ra rằng chúng cũng sử dụng chân để phản ứng với âm thanh. Tiếng ồn ở tần số tương đương với tiếng ồn từ cánh của loài thiêu thân, ruồi hay muỗi tạo ra thực sự khiến nhện có thể ngay lập tức chuyển sang các động tác săn mồi như bay ngược hoặc giăng lưới để tìm con mồi.
Stafstrom nói: “Ở động vật có vú và các động vật khác, màng tai đóng vai trò quan trọng trên con đường chuyển âm thanh thành thông tin có thể sử dụng được trong não của loài vật. Các hệ thống giác quan này về mặt chức năng làm cùng một việc, nhưng chúng đang làm việc đó với các loại thiết bị khác nhau." Khả năng kỳ lạ của nhện cũng có thể đóng vai trò như một hệ thống cảnh báo.
Chúng ngừng chuyển động khi nghe âm thanh tần số cao, có lẽ vì chúng đang có sự liên kết âm thanh đó với những kẻ săn mồi. "Chúng tôi biết các loài chim là khắc tinh của những con nhện, vì nhện luôn là bữa ăn ngon của chúng. Những con nhện này có thể nghe thấy tiếng gọi của loài chim có thể giúp chúng biết khi nào có chim đến."
Nguồn
Smithsonianmag
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top