Tào Tháo ‘cắt tóc thay đầu’ - thời nay sẽ thế nào?

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo được mô tả là người trị quân nghiêm khắc, quân pháp nghiêm ngặt, thưởng phạt phân minh, ngay với cả bản thân mình. Thể hiện qua câu chuyện "cắt tóc thay đầu".
1724901360571.png

Trong một lần hành quân, giữa đường phải đi qua một ruộng lúa mạch, Tào Tháo hạ lệnh: “Những kẻ giẫm lên lúa mạch, bất kể là ai, lập tức sẽ bị chém đầu thị chúng”. Tướng sĩ quả nhiên vô cùng cẩn thận khi đi qua ruộng lúa mạch, không một ai dám giẫm đạp lên ruộng lúa. Trăm họ thấy thế vô cùng tán thưởng.

Đột nhiên, trong ruộng lúa có một chú chim bay vút lên, làm kinh động đến ngựa của Tào Tháo. Chú ngựa bị giật mình đã chạy vào ruộng lúa, giẫm lên một mảnh ruộng lúa mạch nhỏ. Tào Tháo lập tức gọi quan viên tùy tùng tới, yêu cầu trị tội mình vì đã đạp lên ruộng lúa.

Quan viên nói rằng: “Sao có thể trị tội Thừa tướng đây?” Tào Tháo đáp lại: “Lời ta đích thân nói ra, nếu ngay cả ta cũng không tuân thủ, thử hỏi còn ai cam tâm tình nguyện tuân thủ nữa đây?”. Nói rồi Tào Tháo tuốt thanh gươm luôn đeo bên hông, muốn tự cắt cổ mình. Văn thần, võ tướng bên cạnh được một phen khiếp vía, quỳ rạp cả xuống đất kêu khóc.

Mưu sĩ là Quách Gia nói: “Trong “Xuân Thu” của Khổng thánh nhân có nói rằng: “Pháp luật không áp dụng với người tôn quý”. Hiện giờ chủ công thống lĩnh đại quân, vai mang trọng trách, sao có thể ****** được?”. Thế là Tào Tháo cắt tóc thay đầu, truyền lệnh cho ba quân được biết.

1724901397215.png


Bây giờ, nghe câu chuyện này chắc chắn nhiều người sẽ thấy quân lính xưa của Tào Tháo thật ngây thơ, còn Tào Tháo thì lươn lẹo, gian trá. Ấy là vì bối cảnh xưa nó khác.

Trong thời Trung Quốc cổ đại người ta tin rằng, cơ thể, tóc, da đều là do cha mẹ trao tặng vì thế không dám tự làm mình bị thương. Gìn giữ cơ thể là yêu cầu cơ bản nhất của lòng hiếu thảo. Vì thế người Trung Quốc cổ không dám tự cắt tóc, trừ khi phải chịu hình phạt “cạo trọc đầu”. Đây vốn là hình phạt rất nặng, chủ yếu đánh vào tinh thần. Người chịu phạt sẽ mất hết thể diện, thậm chí sau này không còn dám nhìn mặt ai. Nó đau đớn hơn bị đánh, bị giết nhiều lần, bởi vì như cổ nhân nói: “Kẻ sĩ có thể chết chứ không thể chịu nhục”. Do vậy, hành động cắt tóc của Tào Tháo thay thủ cấp chính mình chính là việc Tào Tháo chấp nhận chịu nhục giữ lấy mạng, không hề đơn giản chút nào!
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top