Tất tần tật thông tin về ĐẤT HIẾM - 'vũ khí" đầu nguồn ngành bán dẫn của Việt Nam

Hoàng Nam

Writer
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về trữ lượng đất hiếm, chỉ sau Trung Quốc. Loại khoáng sản này là nguyên liệu chiến lược để sản xuất chất bán dẫn.
Đất hiếm gồm 17 nguyên tố, phần lớn trong số đó đóng vai trò không thể thay thế trong sản xuất thiết bị công nghệ cao, pin, nam châm vĩnh cửu phục vụ cho xe điện, tuabin điện gió, máy bay, điện thoại và công nghiệp quốc phòng.
Tất tần tật thông tin về ĐẤT HIẾM - 'vũ khí đầu nguồn ngành bán dẫn của Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Cục Khảo sát địa chất Mỹ, trữ lượng khoáng sản đất hiếm ở Việt Nam chiếm 18% tổng trữ lượng đất hiếm toàn thế giới, khoảng 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc với trữ lượng 44 triệu tấn.
Dưới đây là trả lời vắn tắt cho các câu hỏi dư luận đang quan tâm về đất hiếm ở Việt Nam:

Giá 1kg đất hiếm​

Giá 1kg đất hiếm phụ thuộc vào loại đất hiếm và chất lượng của đất hiếm đó. Theo báo cáo của Asian Metal, giá đất hiếm tại thị trường Trung Quốc, quốc gia chiếm khoảng 80% sản lượng đất hiếm toàn cầu, đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
Vào tháng 11 năm 2021, giá đất hiếm neodymium praseodymium (NdPr), loại đất hiếm được sử dụng trong sản xuất nam châm, đã tăng lên mức cao kỷ lục là 930.000 nhân dân tệ/tấn (tương đương 145.452 USD). Giá đất hiếm dysprosium, loại đất hiếm khác được sử dụng trong sản xuất nam châm, cũng tăng lên mức cao kỷ lục là 2.025 NDT/kg (tương đương 293 USD).
Tại Việt Nam, giá đất hiếm cũng đang tăng cao. Theo báo cáo của báo Tuổi Trẻ, giá đất hiếm ở Việt Nam hiện dao động từ 3.000 - 5.000 đồng/kg đối với đất hiếm chưa qua chế biến, và từ 16 triệu - 90 triệu đồng/tấn đối với đất hiếm đã qua chế biến.
Giá đất hiếm tăng cao là do nhu cầu sử dụng đất hiếm ngày càng tăng, trong khi nguồn cung đất hiếm lại hạn chế. Đất hiếm là một nhóm các nguyên tố hóa học có đặc tính từ tính mạnh, dẫn điện tốt và chịu nhiệt cao. Đất hiếm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng, bao gồm sản xuất nam châm, pin, màn hình, pin nhiên liệu, và các thiết bị điện tử khác.
Giá đất hiếm tăng cao cũng đang đặt ra những thách thức cho các doanh nghiệp sản xuất sử dụng đất hiếm. Các doanh nghiệp này phải đối mặt với chi phí sản xuất tăng cao, có thể dẫn đến tăng giá sản phẩm.
(Mới đây, 10/2023, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương bị Bộ Công an bắt tạm giam với cáo buộc đã chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 11.000 tấn quặng đất hiếm có trị giá khoảng 440 tỉ đồng).

Mỏ đất hiếm Việt Nam ở đâu?​

Kết quả nghiên cứu, tìm kiếm thực hiện từ năm 1958 đến nay đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái).

Giá trị đất hiếm ở Việt Nam​

Đứng thứ hai thế giới về trữ lượng.

Bản đồ đất hiếm Việt Nam​

Tất tần tật thông tin về ĐẤT HIẾM - 'vũ khí đầu nguồn ngành bán dẫn của Việt Nam

Công ty khai thác đất hiếm ở Việt Nam​

Tổng công ty Khoáng sản – TKV và các công ty con.

Mỏ đất hiếm ở Yên Bái​

Các mỏ đất hiếm tại 02 khu vực: Huyện Bảo Yên, Văn Bàn của tỉnh Lào Cai và huyện Văn Yên

Khai thác đất hiếm ở Việt Nam​

Công nghệ khai thác còn lạc hậu, nước ta chưa khai thác hết giá trị của đất hiếm. Hiện Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ chế biến đất hiếm, chưa chế biến được các sản phẩm thủy luyện và chiết tác các ô-xít đất hiếm riêng rẽ phục vụ nhu cầu trong nước và nước ngoài.
Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng phê duyệt tháng 7/2023, dự tính tổng sản lượng đạt hơn 2 triệu tấn quặng mỗi năm, hai mỏ được chú trọng khai thác là Đông Pao (Lai Châu) và Yên Phú (Yên Bái).

Mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam​

Tất tần tật thông tin về ĐẤT HIẾM - 'vũ khí đầu nguồn ngành bán dẫn của Việt Nam
Mỏ đất hiếm Đông Pao ở Lai Châu rộng hơn 132 ha, lớn nhất Việt Nam. Mỏ Đông Pao cách thị trấn Tam Đường, tỉnh Lai Châu, khoảng 10 km.

Giá đất hiếm tại Việt Nam​

Đã trả lời ở trên

Trữ lượng đất hiếm của Việt Nam​

Khoảng 22 triệu tấn, đứng thứ hai thế giới

Hình ảnh đất hiếm​

Tất tần tật thông tin về ĐẤT HIẾM - 'vũ khí đầu nguồn ngành bán dẫn của Việt Nam

Đất hiếm ở đầu nhiều nhất?​

Ở Việt Nam, nhiều nhất ở Lai Châu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top