Khôi Nguyên
Moderator
Theo Fox News và Space, hai phi hành gia Mỹ dự kiến trở về Trái đất vào ngày 26/6 nhưng trục trặc xảy ra với tàu Starliner của Boeing khiến thời gian trở về của họ sẽ kéo dài hơn so với kế hoạch.
Tàu Starliner ghép nối với trạm ISS phía trên bờ biển Địa Trung Hải (trái) và Ấn Độ Dương (phải). Ảnh: NASA/Matt Dominick
NASA ngày 21/6 cho biết, cơ quan này và Boeing cần thêm thời gian để xem xét trục trặc của động cơ đẩy và rò rỉ khí heli. "Ban lãnh đạo của NASA và Boeing đang điều chỉnh thời gian quay trở lại Trái đất của tàu vũ trụ Starliner".
Ban đầu, hai phi hành gia NASA Butch Wilmore và Suni Williams dự kiến trở về Trái Đất vào ngày 13/6, sau khoảng một tuần làm việc trên trạm ISS. Chuyến trở về sau đó bị hoãn đến ngày 26/6. Hôm qua, NASA tiếp tục thông báo dời lịch mà không ấn định ngày mới. Điều này làm dấy lên câu hỏi về việc khi nào hai phi hành gia có thể trở về.
Wilmore và Williams, đều là cựu phi công thử nghiệm của Hải quân Mỹ, được cho là không vội rời trạm vì nơi này đã có đầy đủ những thứ cần thiết. NASA cho biết thêm, lịch trình của trạm tương đối mở cho đến giữa tháng 8.
Hai phi hành gia NASA Butch Wilmore và Suni Williams đangg mắc kẹt trên trạm vũ trụ quốc tế ISS
Sứ mệnh ISS là chuyến bay vào vũ trụ có phi hành đoàn đầu tiên của Boeing sau hơn một thập niên lên kế hoạch, trong đó hai lần phóng đã phải hủy bỏ. Sứ mệnh này dự kiến chỉ kéo dài 8 ngày nhưng rò rỉ khí heli và các vấn đề khác đối với động cơ đẩy của tàu vũ trụ khiến nó phải trì hoãn việc trở lại trái đất.
Ban đầu, tàu Starliner dự kiến trở về Trái đất là 13/6. Tuy nhiên, ngày 9/6, NASA và Boeing cho hay, chuyến trở về Trái đất bị đẩy lùi nhưng không muộn hơn 18/6. Tuy nhiên, tới 18/6, ngày khởi hành lại bị hoãn một lần nữa, tới 26/6. Tất cả những lần dời ngày đều có cùng một lý do.
Ông Steve Stich, Giám đốc Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA cho biết, việc các phi hành gia bị kéo dài thời gian lưu trú trên trạm vũ trụ trong nhiều ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng không phải là điều hiếm gặp. NASA cũng cho biết Starliner có thể ở lại phòng thí nghiệm quay quanh quỹ đạo tới 45 ngày nếu cần.
Tàu Starliner ghép nối với trạm ISS phía trên bờ biển Địa Trung Hải (trái) và Ấn Độ Dương (phải). Ảnh: NASA/Matt Dominick
NASA ngày 21/6 cho biết, cơ quan này và Boeing cần thêm thời gian để xem xét trục trặc của động cơ đẩy và rò rỉ khí heli. "Ban lãnh đạo của NASA và Boeing đang điều chỉnh thời gian quay trở lại Trái đất của tàu vũ trụ Starliner".
Ban đầu, hai phi hành gia NASA Butch Wilmore và Suni Williams dự kiến trở về Trái Đất vào ngày 13/6, sau khoảng một tuần làm việc trên trạm ISS. Chuyến trở về sau đó bị hoãn đến ngày 26/6. Hôm qua, NASA tiếp tục thông báo dời lịch mà không ấn định ngày mới. Điều này làm dấy lên câu hỏi về việc khi nào hai phi hành gia có thể trở về.
Wilmore và Williams, đều là cựu phi công thử nghiệm của Hải quân Mỹ, được cho là không vội rời trạm vì nơi này đã có đầy đủ những thứ cần thiết. NASA cho biết thêm, lịch trình của trạm tương đối mở cho đến giữa tháng 8.
Hai phi hành gia NASA Butch Wilmore và Suni Williams đangg mắc kẹt trên trạm vũ trụ quốc tế ISS
Sứ mệnh ISS là chuyến bay vào vũ trụ có phi hành đoàn đầu tiên của Boeing sau hơn một thập niên lên kế hoạch, trong đó hai lần phóng đã phải hủy bỏ. Sứ mệnh này dự kiến chỉ kéo dài 8 ngày nhưng rò rỉ khí heli và các vấn đề khác đối với động cơ đẩy của tàu vũ trụ khiến nó phải trì hoãn việc trở lại trái đất.
Ban đầu, tàu Starliner dự kiến trở về Trái đất là 13/6. Tuy nhiên, ngày 9/6, NASA và Boeing cho hay, chuyến trở về Trái đất bị đẩy lùi nhưng không muộn hơn 18/6. Tuy nhiên, tới 18/6, ngày khởi hành lại bị hoãn một lần nữa, tới 26/6. Tất cả những lần dời ngày đều có cùng một lý do.
Ông Steve Stich, Giám đốc Chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA cho biết, việc các phi hành gia bị kéo dài thời gian lưu trú trên trạm vũ trụ trong nhiều ngày, vài tuần hoặc thậm chí vài tháng không phải là điều hiếm gặp. NASA cũng cho biết Starliner có thể ở lại phòng thí nghiệm quay quanh quỹ đạo tới 45 ngày nếu cần.