Tàu ngầm Titan nổ tung: Cảnh báo về du lịch mạo hiểm dưới đáy đại dương

Bui Nhat Minh
Bui Nhat Minh
Phản hồi: 0

Bui Nhat Minh

Intern Writer
Không có nhiều tàu ngầm có thể lặn xuống gần 4.000 mét dưới mặt nước biển nơi áp suất đủ để nghiền nát thép. Nhưng trong số ít ỏi đó, Titan từng được xem là một hiện tượng. Không chỉ vì độ sâu mà nó có thể vươn tới, mà còn vì cách nó được thiết kế hoàn toàn khác biệt.
1744970509523.png



Tuy nhiên, chuyến lặn định mệnh vào tháng 6/2023 đã khiến Titan nổ tung ở độ sâu gần 4.000 mét, giết chết toàn bộ 5 người trên tàu. Vụ tai nạn gây chấn động không chỉ vì thảm kịch nhân mạng, mà còn vì những nghi vấn an toàn xoay quanh con tàu này từ thiết kế, vật liệu, cho đến cách vận hành.


Vật liệu nhẹ, thiết kế lạ, nhưng chưa từng được kiểm chứng​

1744970681904.png


Khác với những tàu ngầm thám hiểm biển sâu như Alvin của Hải quân Mỹ hay Deepsea Challenger của nhà làm phim James Cameron, Titan được chế tạo bằng hợp chất sợi carbon kết hợp titan thay vì vỏ hoàn toàn bằng kim loại như thường lệ.


OceanGate, công ty sở hữu Titan, khẳng định đây là tàu ngầm sợi carbon duy nhất có thể đưa 5 người xuống độ sâu hơn 4.000 mét. Vật liệu sợi carbon giúp Titan nhẹ hơn đáng kể chỉ khoảng 10 tấn, so với 12 tấn của Deepsea Challenger hay 17 tấn của Alvin.


Tuy nhiên, giới chuyên gia lo ngại sợi carbon chưa từng được thử nghiệm đầy đủ trong môi trường áp suất cực cao của đáy biển sâu. Tại độ sâu nơi xác tàu Titanic nằm (12.500 feet hay 3.800 mét), áp suất lên tới 375 atm tương đương khoảng 5.500 psi (pound trên mỗi inch vuông).


Thêm vào đó, hình dáng hình trụ của Titan khiến áp suất không phân bổ đều như thiết kế hình cầu truyền thống, làm tăng nguy cơ tổn hại tại một số điểm yếu trên thân tàu. Trong môi trường như vậy, chỉ một khe nứt nhỏ cũng có thể gây vụ nổ tức thì.


Những cảnh báo bị phớt lờ​


Từ năm 2018, chuyên gia kỹ thuật David Lochridge từng là giám đốc hoạt động hàng hải của OceanGate đã gửi cảnh báo về việc Titan không đủ an toàn. Đặc biệt, cửa sổ quan sát chỉ được chứng nhận chịu áp suất ở độ sâu 1.300 mét, chưa bằng một phần ba so với độ sâu mục tiêu. Sau đó, ông bị sa thải.


Một số hành khách trước đây cũng từng chia sẻ lo ngại về hệ thống điều hướng, liên lạc và động cơ không ổn định. Titan được điều khiển bằng tay cầm chơi game, và đặc biệt, cửa tàu chỉ có thể được mở từ bên ngoài nghĩa là người trong tàu không thể tự thoát ra trong trường hợp khẩn cấp.


OceanGate từng tuyên bố rằng Titan "quá sáng tạo" nên không thể theo quy trình chứng nhận an toàn thông thường. Công ty chọn cách bỏ qua chứng nhận bởi cho rằng quy trình này “kéo dài và cản trở đổi mới”.


Trong khi đó, các tàu như Alvin hay Deepsea Challenger luôn tuân thủ các quy chuẩn an toàn quốc tế và chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Ngược lại, Titan lại chở theo du khách bao gồm cả doanh nhân, nhà thám hiểm và thậm chí là một thiếu niên để thám hiểm xác tàu Titanic với giá vé lên tới 250.000 USD mỗi người.


Khi công nghệ mạo hiểm gặp rủi ro thực tế​


Câu chuyện của Titan đặt ra câu hỏi lớn về ranh giới giữa sáng tạo công nghệan toàn con người. Có thể nói, Titan là một tham vọng táo bạo: tạo ra một con tàu nhẹ, hiện đại và đủ rẻ để mở ra ngành du lịch biển sâu siêu sang. Nhưng trong nỗ lực đưa những người siêu giàu đến gần đáy đại dương, OceanGate đã đánh cược bằng cả sinh mạng.


Sau tai nạn, nhiều chuyên gia khẳng định đây là bài học cảnh tỉnh về sự cần thiết của kiểm định độc lậptuân thủ tiêu chuẩn an toàn, đặc biệt khi đưa công nghệ mới vào môi trường cực đoan như đáy đại dương.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top