Mr Bens
Intern Writer
Tàu sân bay nuôi cá thông minh đầu tiên của Trung Quốc mang tên "Guoxin 1 số 2-1" vừa chính thức hạ thủy, đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Con tàu khổng lồ dài gần 245 mét, rộng 45 mét, với sức chứa gần 100.000 m³ nước biển, có thể sản xuất 3.600 tấn cá mỗi năm, tương đương năng suất của 300 lồng nuôi truyền thống. Khác với các phương pháp nuôi trước đây, tàu có thể tự di chuyển trên biển để tìm môi trường nước tối ưu, giúp giảm thiểu tác động của thời tiết và rủi ro dịch bệnh.
Với thiết kế chống bão cấp 17 và khả năng đứng vững giữa sóng lớn, tàu nuôi này ổn định hơn lồng truyền thống gấp 10 lần. Các công nghệ hiện đại được tích hợp toàn diện: hàng nghìn cảm biến theo dõi môi trường nước theo thời gian thực, AI tính toán khẩu phần ăn chính xác đến từng gram, hệ thống xử lý nước tuần hoàn giúp tái sử dụng và giảm tới 65% chất thải ra biển. Chu kỳ nuôi cá cũng được rút ngắn từ 18-24 tháng xuống còn 13-15 tháng, với tỷ lệ sống vượt quá 90%.
Tàu sử dụng hơn 160 công nghệ được cấp bằng sáng chế, bao gồm kỹ thuật “thêu thép” bằng laser với độ chính xác cực cao và hệ thống điều khiển thông minh dựa trên dữ liệu lớn và AI. Đặc biệt, tàu còn có khả năng tự sản xuất năng lượng một phần nhờ pin mặt trời và thiết bị thu năng lượng từ dòng hải lưu, giảm đáng kể chi phí vận hành và khí thải carbon. Mức độ tự động hóa của con tàu đạt tới 90%, cắt giảm 20% chi phí nhân công so với phương pháp truyền thống.
Dù chi phí đầu tư ban đầu lên tới 600 triệu nhân dân tệ (hơn 2000 tỷ), nhưng tuổi thọ dài hơn 30 năm, khả năng nuôi các loài giá trị cao và sự hỗ trợ từ chính phủ khiến thời gian hoàn vốn rút xuống còn 8-10 năm. Hơn thế, tàu còn tích hợp luôn cả chế biến và cấp đông, giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng tươi ngon và hiệu quả hơn.
Tuy vậy, mô hình này vẫn đối mặt với thách thức như nguy cơ ảnh hưởng sinh thái, yêu cầu vận hành kỹ thuật cao và thiếu hụt nhân lực có chuyên môn. Trung Quốc cũng phải cạnh tranh với các quốc gia đi trước như Na Uy trong lĩnh vực nuôi cá biển sâu.
Dưới sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ chính phủ, với định hướng phát triển hàng loạt tàu tương tự trong những năm tới, Trung Quốc kỳ vọng tạo dựng "vựa lúa trên biển", đáp ứng nhu cầu protein trong nước và hiện đại hóa ngành thủy sản. Trong tương lai, những con cá trên bàn ăn có thể không còn đến từ lồng nuôi ven bờ, mà từ những “khách sạn năm sao nổi giữa biển”. (sohu)


Với thiết kế chống bão cấp 17 và khả năng đứng vững giữa sóng lớn, tàu nuôi này ổn định hơn lồng truyền thống gấp 10 lần. Các công nghệ hiện đại được tích hợp toàn diện: hàng nghìn cảm biến theo dõi môi trường nước theo thời gian thực, AI tính toán khẩu phần ăn chính xác đến từng gram, hệ thống xử lý nước tuần hoàn giúp tái sử dụng và giảm tới 65% chất thải ra biển. Chu kỳ nuôi cá cũng được rút ngắn từ 18-24 tháng xuống còn 13-15 tháng, với tỷ lệ sống vượt quá 90%.


Tàu sử dụng hơn 160 công nghệ được cấp bằng sáng chế, bao gồm kỹ thuật “thêu thép” bằng laser với độ chính xác cực cao và hệ thống điều khiển thông minh dựa trên dữ liệu lớn và AI. Đặc biệt, tàu còn có khả năng tự sản xuất năng lượng một phần nhờ pin mặt trời và thiết bị thu năng lượng từ dòng hải lưu, giảm đáng kể chi phí vận hành và khí thải carbon. Mức độ tự động hóa của con tàu đạt tới 90%, cắt giảm 20% chi phí nhân công so với phương pháp truyền thống.


Dù chi phí đầu tư ban đầu lên tới 600 triệu nhân dân tệ (hơn 2000 tỷ), nhưng tuổi thọ dài hơn 30 năm, khả năng nuôi các loài giá trị cao và sự hỗ trợ từ chính phủ khiến thời gian hoàn vốn rút xuống còn 8-10 năm. Hơn thế, tàu còn tích hợp luôn cả chế biến và cấp đông, giúp sản phẩm đến tay người tiêu dùng tươi ngon và hiệu quả hơn.
Tuy vậy, mô hình này vẫn đối mặt với thách thức như nguy cơ ảnh hưởng sinh thái, yêu cầu vận hành kỹ thuật cao và thiếu hụt nhân lực có chuyên môn. Trung Quốc cũng phải cạnh tranh với các quốc gia đi trước như Na Uy trong lĩnh vực nuôi cá biển sâu.
Dưới sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ chính phủ, với định hướng phát triển hàng loạt tàu tương tự trong những năm tới, Trung Quốc kỳ vọng tạo dựng "vựa lúa trên biển", đáp ứng nhu cầu protein trong nước và hiện đại hóa ngành thủy sản. Trong tương lai, những con cá trên bàn ăn có thể không còn đến từ lồng nuôi ven bờ, mà từ những “khách sạn năm sao nổi giữa biển”. (sohu)