Tên lửa Neptune của Ukraine uy lực cỡ nào mà hạ gục soái hạm tối tân của Nga

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Vào ngày 13/4 vừa qua, hai tên lửa của Ukraine đã bắn trúng tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Moskva, soái hạm của hạm đội Biển Đen của Nga và là một trong những loại tàu chiến mạnh nhất của nước này. Mặc cho Nga ra sức thanh minh rằng Moskva bị chìm là do hỏa hoạn khi đang trở lại cảng, các quan chức quốc phòng Mỹ đã lên tiếng xác nhận trên trang NPR rằng chính tên lửa Ukraine đã phá hủy con tàu.
Kẻ hạ gục Moskva không gì khác là bộ đôi tên lửa Neptune, một thiết kế của Ukraine dựa trên mẫu tên lửa chống hạm cũ của Liên Xô, nhưng được nâng cấp cho chiến tranh hiện đại. Những nâng cấp đó dường như đã được đền đáp, mang lại cho lực lượng phòng thủ Ukraine trên bộ đủ tầm và sức mạnh để tiêu diệt kẻ địch. Rốt cuộc tên lửa Neptune uy lực cỡ nào mà có thể hạ gục tàu chiến tối tân của Nga một cách dễ dàng như vậy?
Tên lửa Neptune của Ukraine uy lực cỡ nào mà hạ gục soái hạm tối tân của Nga
Tên lửa Neptune của Ukraine

Quá trình phát triển tên lửa Neptune

Tên lửa Neptune được đặt theo tên vị thần cai trị biển trong Thần thoại La Mã cổ đại và được phát triển dựa trên Kh-35, một loại tên lửa hành trình chống hạm cận âm mà Liên Xô bắt đầu chế tạo từ năm 1972.
Theo bản thiết kế mô tả, tên lửa Kh-35 sẽ được phóng từ một chiếc xe tải đặc biệt và có thể bắn ra một đầu đạn nặng gần 150 kg vào mạn tàu cách xa tới 120 km. Kh-35 có khả năng bay gần mặt nước với tốc độ khoảng 1080 km/h, được đặc chế nhằm ngắm bắn những con tàu đang di chuyển. Để tiếp cận mục tiêu, trước hết Kh-35 sẽ khởi động hệ thống dẫn đường quán tính để nhận biết vị trí của chính nó, tiếp đó sử dụng một radar để xác định vị trí của mục tiêu. Mặc dù Kh-35 có nguồn gốc từ Liên Xô, nhưng phải đến năm 2003 tên lửa này mới được đưa vào biên chế tại Liên bang Nga.
Tên lửa Neptune của Ukraine uy lực cỡ nào mà hạ gục soái hạm tối tân của Nga
Tên lửa hành trình chống hạm cận âm Kh-35, "tiền thân" của tên lửa Neptune.
Cục thiết kế Luch của Ukraine bắt đầu phát triển tên lửa Neptune vào năm 2013, với mục tiêu thử nghiệm vào năm 2016. Một biến cố xảy đến vào năm 2014 khi bán đảo Crimea chính thức được sáp nhập vào Nga. Nhận được sự hậu thuẫn của lực lượng ly khai ở vùng Donbas- miền đông Ukraine, Nga tiến hành đáp trả các cuộc biểu tình và thay đổi chính phủ của Euromaidan (Ukraine). Điều này giải thích một phần lý do tại sao mãi đến ngày 30/1/2018, Neptune mới có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Cuối năm đó, tên lửa Neptune đã bắn trúng một mục tiêu ở đại dương cách đó gần 100km. Sau lần thử nghiệm thành công đầu tiên, phạm vi của Neptune được cho là mở rộng lên 280km. Tên lửa được thử nghiệm lại vào tháng 4/2019 và tháng 4/2020. Neptune nặng gần 670kg, đã bao gồm khối lượng thuốc nổ (145kg).
Theo tài liệu của Cục thiết kế Luch năm 2020: “Tên lửa Neptune được thiết kế để đánh bại các tàu chiến như tàu tuần dương, tàu khu trục nhỏ, tàu hộ tống, tàu đổ bộ đường không, tàu đổ bộ và các phương tiện hoạt động độc lập. Neptune cũng được thiết kế để hoạt động trong mọi loại thời tiết, vào ban đêm hay ban ngày, bất chấp mọi biện pháp đối phó của kẻ thù như gây nhiễu hoặc tấn công bằng vũ khí.”
Theo các báo cáo sơ bộ, quá trình 9 năm từ khi bắt đầu thiết kế cho đến khi tàu Moskva bị chìm dường như đã thành công lớn. Tên lửa có tầm bắn siêu rộng và sức tấn công mạnh mẽ, đặc biệt là khi kết hợp theo cặp, chúng được cho là “bất khả chiến bại” trước mọi đối thủ.
Tên lửa Neptune của Ukraine uy lực cỡ nào mà hạ gục soái hạm tối tân của Nga
Soái hạm Moskva của Nga.
Trong giới tác chiến hải quân, những tên lửa Neptune được coi là một phần của chiến lược "Chống tiếp cận/chống xâm nhập". Về bản chất, chiến lược này sử dụng các loại tên lửa như Neptune nhằm đe dọa những con tàu xuất hiện trong tầm bắn của chúng. Bất cứ lực lượng hải quân nào muốn xâm nhập các khu vực tranh chấp sẽ cần phải tiêu diệt được các tên lửa chống hạm hoặc có khả năng phòng thủ siêu việt.

Điểm yếu của tên lửa Neptune

Bên cạnh hàng loạt ưu điểm, các tên lửa Neptune cũng có những hạn chế nhất định. Chúng chỉ có thể tấn công ngoài khơi xa. Bên cạnh đó, nhiều tàu hiện nay đã được trang bị các thiết bị gây nhiễu tên lửa, hoặc các loại tên lửa chống hạm cũng có thể cản trở một phần hoạt động của Neptune. Những công nghệ mới như năng lượng định hướng hoặc vũ khí laser rất có thể sẽ đánh bại loại tên lửa này trong tương lai không xa.
Tên lửa Neptune của Ukraine uy lực cỡ nào mà hạ gục soái hạm tối tân của Nga
Bệ phóng của Neptune là những chiếc xe tải chuyên dụng.
Một cách khác để tránh bị Neptune bắn trúng là hoạt động ngoài tầm bắn tối đa của nó. Đây dường như là cách đã được hạm đội Biển Đen của Nga áp dụng ngay sau khi Moskva bị bắn hạ. Mặt khác, Nga cũng đang huy động các tàu chiến cùng với tên lửa hành trình để tấn công các mục tiêu xa hơn trong đất liền.
Một điểm yếu khác của Neptune chính là bệ phóng của nó, những chiếc xe tải chuyên dụng. Do chứa tên lửa nặng nề bên trong, những chiếc xe này rất khó di chuyển để trốn thoát khi bị nhắm tới. Một khi không còn bệ phóng, Neptune sẽ không thể cất cánh.
Và tất nhiên, một con tàu chỉ có thể phá hủy bệ phóng của tên lửa khác khi bản thân nó được trang bị tên lửa riêng. Thêm vào đó, những con tàu cũng cần sự hỗ trợ của các máy bay trinh sát để điều hướng hỏa lực và chiến đấu với các tên lửa trên mặt đất.
Theo Popsci
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top