Mạnh Quân
Writer
Hôm nay là Tết Đoan Ngọ, hay Tết diệt sâu bọ, và món ăn ngày này phổ biến nhất là rượu nếp lên men. Tuy nhiên, nhiều người bây giờ cầm chén rượu nếp trên tay không khỏi ngập ngừng: Thế đi ra ngoài bị thổi nồng độ cồn thì làm sao?
Theo các chuyên gia, rượu nếp lên men tự nhiên là một thực phẩm có chứa cồn. Vì vậy, nếu điều khiển phương tiện ngay sau khi ăn rượu nếp, người lái xe chắc chắn sẽ vi phạm lỗi nồng độ cồn. Không thể lấy lý do ăn rượu nếp ngày Tết Đoan Ngọ để cho đỡ bị phạt.
Tốc độ đào thải cồn khỏi cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Thời gian cần thiết để có thể lái xe sau khi ăn rượu nếp
Theo tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng từ Viện Dinh dưỡng quốc gia, cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp vì quá trình làm cơm rượu chỉ ủ trong 3 ngày, trong khi rượu thường ủ từ 7 đến 10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng nhiều.Tốc độ đào thải cồn khỏi cơ thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng no hay đói khi ăn uống
- Tuổi tác, giới tính
- Yếu tố di truyền, cân nặng
Quy định và tốc độ đào thải cồn
Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn tương ứng với:- 1 chén rượu mạnh 40 độ (30 ml)
- 1 ly rượu vang 13,5 độ (100 ml)
- 1 vại bia hơi (330 ml)
- 3/4 chai (lon) bia 5% (330 ml)
Thời gian đo nồng độ cồn trong cơ thể
- Sau 6-12 giờ: vẫn đo được nồng độ cồn trong máu
- Sau 12-24 giờ: vẫn đo được nồng độ cồn trong khí thở
- Sau 36 giờ: vẫn đo được trong nước tiểu
- Sau 72 giờ: vẫn đo được khi xét nghiệm mẫu tóc