Thắc mắc: Vì sao sẹo chỉ mờ đi chứ không biến mất hoàn toàn?

Trà Xanh

Moderator
Sẹo, với đủ hình dạng, kích thước và màu sắc, là minh chứng cho khả năng tự chữa lành kỳ diệu của cơ thể sau những tổn thương, bất kể là do phẫu thuật, nhiễm trùng, chấn thương hay sự phát triển nhanh chóng. Live Science cho biết sẹo giúp thay thế các mô bị mất hoặc biến dạng, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của cơ thể.

Da chúng ta gồm ba lớp chính: biểu bì (lớp ngoài cùng, mỏng nhất, chủ yếu là tế bào biểu mô, tạo thành "lá chắn" bảo vệ), chân bì (lớp giữa, chứa mạng lưới collagen và elastin, duy trì kết cấu và độ đàn hồi cho da) và hạ bì (lớp sâu nhất, chứa mô mỡ, giúp cách nhiệt, bảo vệ cơ thể).

1721985762070.png


Với những tổn thương nông, chỉ ảnh hưởng đến biểu bì, da sẽ tự bong tróc và lái lại lớp da mới bên dưới. Tuy nhiên, khi tổn thương ăn sâu vào hạ bì, cơ thể sẽ kích hoạt cơ chế tự chữa lành phức tạp hơn. Đầu tiên, vết thương sẽ được bịt kín bởi một lớp vảy, sau đó quá trình viêm sẽ được kích hoạt, thúc đẩy sự hình thành mô mới và tạo ra sẹo.

Bác sĩ Damon Cooney, phó giáo sư tại Johns Hopkins Medicine, giải thích: ở da bình thường, các sợi collagen trong hạ bì đan xen với nhau như một tấm vải mịn màng. Khi bị tổn thương, cơ thể sẽ tạo ra collagen mới để lấp đầy khoảng trống, nhưng thay vì "dệt" chúng thành một mạng lưới liên kết, cơ thể lại "chất đống" chúng một cách vô tổ chức. Chính sự tích tụ collagen "hỗn loạn" này đã tạo nên sẹo, khiến vùng da này trở nên khác biệt về cả bề mặt lẫn độ đàn hồi.

Sẹo còn khác với da thường ở chỗ không có nang lông và tuyến mồ hôi. Ban đầu, sẹo thường có màu hồng hoặc đỏ, nhưng theo thời gian sẽ nhạt dần, trở nên sáng hoặc tối hơn so với vùng da xung quanh.

Đôi khi, cơ thể tiếp tục sản sinh collagen quá mức tại vùng sẹo, tạo thành sẹo lồi hoặc sẹo phì đại - dày, nhô lên, có màu đỏ, hồng, tím hoặc tối màu. Sẹo lồi lớn hơn vết thương ban đầu, trong khi sẹo phì đại có cùng kích thước. Thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai dễ bị sẹo phì đại hơn do thay đổi nội tiết tố. Sẹo lồi thường gặp ở người da sậm màu, có thể do yếu tố di truyền.

Theo bác sĩ Cooney, sẹo có thể mờ dần theo thời gian, khi các sợi collagen "vô tổ chức" dần được sắp xếp lại, mất khoảng 6 - 18 tháng. Tuy nhiên, sẹo sẽ không bao giờ biến mất hoàn toàn vì sự khác biệt về cấu trúc mô so với vùng da xung quanh.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top