Tham vọng điện thoại quang của Alexander Graham Bell

Hóng Hớt

Writer
Mặc dù điện thoại được coi là phát minh vĩ đại nhất của Alexander Graham Bell, nhưng chính ông lại không đồng tình. Bell cho rằng phát minh ra "điện thoại quang" hay "photophone" - thiết bị truyền âm thanh bằng ánh sáng - mới là thành tựu lớn nhất cuộc đời mình.
Ý tưởng về điện thoại quang bắt nguồn từ một nghiên cứu của Robert Sabine về tính chất của chất bán dẫn selenium năm 1878. Bell nhận ra rằng nếu kết nối một bộ thu điện thoại vào mạch điện với selenium, ông có thể "nghe thấy" những gì Sabine chỉ quan sát được bằng mắt.
1716905014855.png

Sau đó, Bell cùng Charles Sumner Tainter, một người chế tạo nhạc cụ, chế tạo thành công chiếc điện thoại quang đầu tiên hoạt động trong phòng thí nghiệm. Ngày 1/4/1880, họ liên lạc thành công ở khoảng cách 79m, và vài tháng sau là 213m sử dụng ánh sáng Mặt Trời.
Bell hy vọng rằng phát minh mới của mình có thể được sử dụng trên tàu thuyền ngoài khơi và thay thế mạng lưới dây điện thoại phức tạp. Ông hình dung việc liên lạc không dây bằng ánh sáng sẽ làm thay đổi cách thức giao tiếp của con người. "Chúng ta sẽ có thể trò chuyện bằng ánh sáng với bất kỳ khoảng cách khả kiến nào mà không cần bất cứ dây nối nào," Bell phấn khích chia sẻ.
1716905034380.png

Tuy nhiên, điện thoại quang gặp phải trở ngại lớn từ các yếu tố thời tiết như mây, sương mù, mưa hay tuyết có thể gián đoạn quá trình truyền ánh sáng. Không lâu sau, sự ra đời của sóng vô tuyến từ Guglielmo Marconi đã vượt xa phạm vi tối đa của điện thoại quang.
Dù không được áp dụng như dự tính ban đầu của Bell, ngày nay các chùm sáng vẫn là phương tiện truyền tải thông tin chính trên toàn cầu, nhưng ở hình thức truyền qua các sợi quang thay vì không dây. Tham vọng về điện thoại quang của Bell thể hiện tính đột phá và tư duy tiên phong của ông về công nghệ liên lạc tương lai.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top