VNR Content
Pearl
Các nhà nghiên cứu ở Nga gần đây mổ xẻ xác ướp bò rừng bison có niên đại 8.000 năm để khám nghiệm. Mô lấy từ quá trình khám nghiệm còn nguyên vẹn đến mức nhóm nghiên cứu cho rằng có thể nhân bản loài vật đã tuyệt chủng, nhưng một số chuyên gia khác bất đồng ý kiến, Live Science hôm 23/3 đưa tin.
Xác ướp thuộc về một loài bò rừng bison đã tuyệt chủng được phát hiện tại Khaastaakh, vùng Verkhoyansk, Nga vào mùa hè năm 2022 và quyên tặng cho Phòng thí nghiệm bảo tàng voi ma mút của Đại học Liên bang Đông Bắc (NEFU) tại Yakutsk. Kiểm tra sơ bộ hé lộ con bò không rõ giới tính và chưa trưởng thành chết khi mới 1 - 2 tuổi. Các nhà khoa học không biết nó sống vào thời gian nào, nhưng mẫu vật tương tự tìm thấy năm 2009 và 2010 có niên đại cách đây 8.000 - 9.000 năm.
Trong buổi khám nghiệm, nhóm nghiên cứu lấy mẫu vật lông, da, xương, cơ bắp, chất béo và sừng của bò bison cũng như lấy toàn bộ não. Phần mô còn nguyên vẹn đến mức họ hy vọng có thể dùng chúng để hồi sinh loài vật tuyệt chủng từ lâu. Hwang Woo Suk, chuyên gia nhân bản cộng tác với NEFU và cộng sự muốn quay lại nơi phát hiện xác ướp để tìm thêm mẫu vật khác giúp đưa loài vật trở lại.
Tuy nhiên, Love Dalén, nhà cổ di truyền ở Đại học Stockholm tại Thụy Điển, cho rằng không thể nhân bản động vật tuyệt chủng từ mô như vậy. Dù mô được bảo quản cực kỳ tốt, ADN bên trong nhiều khả năng đã thoái hóa quá mức để nhân bản.
"Để nhân bản khả thi, cần tìm được nhiễm sắc thể nguyên vẹn, nhưng những gì chúng ta thấy ngay cả ở mẫu vật tốt nhất là mỗi nhiễm sắc thể bị chia thành hàng triệu mảnh. Theo quan điểm của tôi, khả năng tìm thấy nhiễm sắc thể nguyên vẹn từ mẫu vật hàng nghìn năm tuổi còn thấp hơn tung đồng xu và lật được mặt trên 1.000 lần liên tiếp", Dalén chia sẻ.
Tuy nhiên, có thể giải trình tự phần lớn hệ gene của bò bison, kết hợp với ADN từ mẫu vật của những loài tuyệt chủng khác và bò bison còn sống ngày nay để hồi sinh loài vật. Cách này vẫn cực kỳ khó khăn nhưng khả năng thành công cao gấp nhiều lần nhân bản trực tiếp mẫu vật, theo Dalén.
An Khang (Theo Live Science)
Xác ướp thuộc về một loài bò rừng bison đã tuyệt chủng được phát hiện tại Khaastaakh, vùng Verkhoyansk, Nga vào mùa hè năm 2022 và quyên tặng cho Phòng thí nghiệm bảo tàng voi ma mút của Đại học Liên bang Đông Bắc (NEFU) tại Yakutsk. Kiểm tra sơ bộ hé lộ con bò không rõ giới tính và chưa trưởng thành chết khi mới 1 - 2 tuổi. Các nhà khoa học không biết nó sống vào thời gian nào, nhưng mẫu vật tương tự tìm thấy năm 2009 và 2010 có niên đại cách đây 8.000 - 9.000 năm.
Trong buổi khám nghiệm, nhóm nghiên cứu lấy mẫu vật lông, da, xương, cơ bắp, chất béo và sừng của bò bison cũng như lấy toàn bộ não. Phần mô còn nguyên vẹn đến mức họ hy vọng có thể dùng chúng để hồi sinh loài vật tuyệt chủng từ lâu. Hwang Woo Suk, chuyên gia nhân bản cộng tác với NEFU và cộng sự muốn quay lại nơi phát hiện xác ướp để tìm thêm mẫu vật khác giúp đưa loài vật trở lại.
"Để nhân bản khả thi, cần tìm được nhiễm sắc thể nguyên vẹn, nhưng những gì chúng ta thấy ngay cả ở mẫu vật tốt nhất là mỗi nhiễm sắc thể bị chia thành hàng triệu mảnh. Theo quan điểm của tôi, khả năng tìm thấy nhiễm sắc thể nguyên vẹn từ mẫu vật hàng nghìn năm tuổi còn thấp hơn tung đồng xu và lật được mặt trên 1.000 lần liên tiếp", Dalén chia sẻ.
Tuy nhiên, có thể giải trình tự phần lớn hệ gene của bò bison, kết hợp với ADN từ mẫu vật của những loài tuyệt chủng khác và bò bison còn sống ngày nay để hồi sinh loài vật. Cách này vẫn cực kỳ khó khăn nhưng khả năng thành công cao gấp nhiều lần nhân bản trực tiếp mẫu vật, theo Dalén.
An Khang (Theo Live Science)