VNR Content
Pearl
Mới đây, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã có bước tiến quan trọng trong quá trình nuôi thận chứa tế bào người trong phôi lợn.
Bước tiến trên mở ra kỳ vọng mới dành cho phương án thay thế cấy ghép nội tạng hiện nay. Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Cell Stem Cell ngày 7/9, bởi nhóm nghiên cứu tại Viện Y sinh và Sức khỏe Quảng Châu, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Trong các bộ phận trên cơ thể con người, thận là một trong những nội tạng cần cấy ghép với số lượng lớn. Mặc dù vậy, tình trạng khan hiếm đã khiến cho người nhận khó có thể tìm được thận phù hợp.
Vì vậy các nhà khoa học đã tìm các giải pháp, trong đó giải pháp nuôi thận chứa tế bào người trong phôi thai lợn là giải pháp đột phá nhất.
Trong quá trình nghiên cứu, hơn 1.800 phôi thai đã được sử dụng, và 5 trong số chúng đã phát triển thành công mà không gặp tình trạng thoái hóa. Những phôi thai này đã được sử dụng để nuôi dưỡng thận chứa tới 50 - 60% tế bào người.
Tuy nhiên, do những quy định đạo đức và nguy cơ thoái hóa phôi thai, quá trình nghiên cứu đã dừng lại ở giai đoạn 28 ngày. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR để can thiệp vào hai gene liên quan đến phát triển thận và hạn chế sự phát triển của tế bào lợn.
Một trong những lo ngại lớn khi tạo ra phôi thai lai (kết hợp giữa tế bào của người và lợn) là khả năng tế bào người có thể tham gia vào hệ thống tế bào của lợn. Tuy tế bào người đã được tìm thấy trong bộ não và cột sống của phôi thai, nhưng chúng không tồn tại trong vùng sinh dục, cho thấy tế bào người không hòa quyện vào quá trình sinh sản của lợn.
Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để giải quyết tình trạng khan hiếm nội tạng, và việc biến đổi gene có thể ngăn chặn hiện tượng đào thải theo trung tâm y tế Langone tại Đại học New York (NYU). Vào năm trước, tại NYU, các bác sĩ đã cấy ghép thành công một thận lợn cho một bệnh nhân chết não chỉ bằng một biến đổi gene. Nội tạng tiếp tục hoạt động trong vòng 32 ngày sau cấy ghép.
Tổng hợp
Trong các bộ phận trên cơ thể con người, thận là một trong những nội tạng cần cấy ghép với số lượng lớn. Mặc dù vậy, tình trạng khan hiếm đã khiến cho người nhận khó có thể tìm được thận phù hợp.
Vì vậy các nhà khoa học đã tìm các giải pháp, trong đó giải pháp nuôi thận chứa tế bào người trong phôi thai lợn là giải pháp đột phá nhất.
Trong quá trình nghiên cứu, hơn 1.800 phôi thai đã được sử dụng, và 5 trong số chúng đã phát triển thành công mà không gặp tình trạng thoái hóa. Những phôi thai này đã được sử dụng để nuôi dưỡng thận chứa tới 50 - 60% tế bào người.
Tuy nhiên, do những quy định đạo đức và nguy cơ thoái hóa phôi thai, quá trình nghiên cứu đã dừng lại ở giai đoạn 28 ngày. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR để can thiệp vào hai gene liên quan đến phát triển thận và hạn chế sự phát triển của tế bào lợn.
Một trong những lo ngại lớn khi tạo ra phôi thai lai (kết hợp giữa tế bào của người và lợn) là khả năng tế bào người có thể tham gia vào hệ thống tế bào của lợn. Tuy tế bào người đã được tìm thấy trong bộ não và cột sống của phôi thai, nhưng chúng không tồn tại trong vùng sinh dục, cho thấy tế bào người không hòa quyện vào quá trình sinh sản của lợn.
Các nhà nghiên cứu đang nỗ lực để giải quyết tình trạng khan hiếm nội tạng, và việc biến đổi gene có thể ngăn chặn hiện tượng đào thải theo trung tâm y tế Langone tại Đại học New York (NYU). Vào năm trước, tại NYU, các bác sĩ đã cấy ghép thành công một thận lợn cho một bệnh nhân chết não chỉ bằng một biến đổi gene. Nội tạng tiếp tục hoạt động trong vòng 32 ngày sau cấy ghép.
Tổng hợp