Tôn Tư Mạc (550 - 691) thời Đường được xưng tụng là "Dược vương Tôn Thiên Y". Ông sinh vào thời Tây Ngụy (535 - 556), thuở nhỏ thường ốm yếu nên lớn lên quyết lập chí học nghề y. Với tư chất thông minh sẵn có, chẳng mấy chốc Tôn Tư Mạc thông hiểu nhiều kinh điển Trung Hoa, trở thành thầy thuốc nổi tiếng nhất thời đại của mình.
Mới lên 7 tuổi, Tôn Tư Mạc đã có thể "mỗi ngày đọc thuộc lòng 1.000 chữ", chính vì khả năng phi thường như vậy nên ông còn được gọi là "Thánh đồng".
Tôn Tư Mạc từng để lại bộ sách "Thiên Kim Phương" cùng nhiều sách dưỡng sinh lưu truyền hậu thế, có hiệu quả rất lớn trong việc cứu người. Ngoài việc học kinh điển và nghiên cứu các loại dược phương, ông còn là một người tu luyện cao thâm. Ông vô cùng tinh tường thuật số, dùng khí cụ hoặc toán số để quan sát thiên tượng, nắm bắt được quy luật càn khôn. Là bậc tu hành cao thâm, bề ngoài Tôn Tư Mạc trông trẻ trung như thanh niên, người đời tôn kính coi ông là Thần tiên, tựa như Lạc Hạ Hoành hay An Kỳ tiên sinh.
"Cổ Đường Thư" ghi chép rằng, vào thời Tuyên Đế nhà Bắc Chu (578-579 SCN), Tôn Tư Mạc sống ẩn dật trên núi Thái Bạch. Sau khi Tùy Văn Đế kiến lập nhà Tùy đã mời ông làm Bác sĩ Quốc tự nhưng ông viện cớ khước từ. Ông từng nói với người thân cận của mình rằng: "50 năm nữa sẽ có Thánh nhân xuất hiện, khi ấy ta mới có thể giúp ngài cứu nhân tế thế".
Quả nhiên, 50 năm sau đã xuất hiện Đường Thái Tông, vị hoàng đế được tôn sùng bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Đường Thái Tông đã mời Tôn Tư Mạc đến kinh đô. Hoàng đế nhà Đường rất ngạc nhiên bởi diện mạo trẻ trung của Tôn Tư Mạc. Đường Thái Tông nói: "Ta luôn kính trọng những người tu luyện. Hôm nay, ta rất ấn tượng bởi Tôn Tư Mạc và điều này đã xác thực cho lòng tôn kính của ta".
Ngoài việc quan sát thiên tượng để biết chuyện thế nhân, Tôn Tư Mạc còn có thể biết trước các sự kiện lịch sử. Khi các sử gia nhận lệnh phải thay đổi lịch sử của ngũ triều Tề, Lương, Trần, Chu, và Tùy, ai nấy đều lo sợ rằng sử sách sẽ bị khiếm khuyết nên đã thỉnh cầu đến ông. Tôn Tư Mạc liền kể lại những câu chuyện lịch sử sống động giống như ông được tận mắt chứng kiến vậy.
Có câu chuyện kể rằng, trước khi cháu trai của ông là Tôn Phổ được sinh ra, Tôn Tư Mạc đã biết trước sau này cháu sẽ làm đến chức vụ gì. "Cổ Đường Thư" cũng ghi lại một câu chuyện như sau: Khi còn nhỏ tuổi thái tử Lô Tề Khanh đã từng hỏi Tôn Tư Mạc về tương lai sau này, Tư Mạc trả lời: "50 năm nữa ngài sẽ làm đến quan thứ sử, cháu trai tôi sẽ làm thuộc hạ của ngài". Sau này khi Tề Khanh làm thứ sử Từ Châu thì Tôn Phổ làm quận trưởng huyện Tiêu của Từ Châu, tức là cấp dưới của Lô Tề Khanh.
Còn có một dự ngôn khác kể rằng: Thời đó, thị lang Đông Đài Tôn Xử Ước (sau này là tể tướng thời Đường Cao Tông) có năm người con trai tên là Tôn Đỉnh, Tôn Cảnh, Tôn Tuấn, Tôn Hựu và Tôn Thuyên. Ông gọi các con trai tề tựu lại bái kiến Tôn Tư Mạc rồi nhờ ông xem tướng. Tôn Tư Mạc nói: "Tuấn đương tiên quý, Hựu đương vãn đạt, Thuyên tối danh trọng, họa tại chấp binh". Sau này, Tôn Thuyên làm Tả Vũ Lâm đại tướng quân của Đường Duệ Tông, đã tử nạn trong trận chiến với Khiết Đan. Vận mệnh của những người con trai khác cũng không nằm ngoài dự đoán trên.
Tương truyền, Tôn Tư Mạc sống tới 141 tuổi rồi đi tu tiên. Sau khi qua đời, diện mạo của ông không thay đổi và cơ thể không bị mục rữa mà trở nên rất nhẹ. Khi đưa thi thể ông nhập quan tài, những người khiêng ông chỉ cảm thấy sức nặng của quần áo. Mọi người đã hết sức ngạc nhiên.
Trước khi tạ thế, Tôn Tư Mạc dặn dò con cháu phải giản tiện việc mai táng, trong mộ không đặt thứ gì quý giá, cũng không được sát sinh cúng tế. Hơn một tháng sau khi qua đời, ngoại hình của ông vẫn không thay đổi, khi chôn cất thì phát hiện chiếc quan tài trống rỗng, ai nấy đều cho rằng ông chưa chết mà chỉ thực hiện thuật ẩn thân...
Tôn Tư Mạc cũng là người ứng dụng khí công vào thuật dưỡng sinh. Dù rất tài năng nhưng Tôn Tư Mạc chỉ ở nhà chuyên tâm nghiên cứu y thuật, quyết không ra làm quan. Tôn Tư Mạc rất coi trọng đạo đức của người thầy thuốc, luôn kiên định bảo trì một trái tim từ bi, hòa ái và tấm lòng hy sinh cao cả đối với bệnh nhân, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, đẹp xấu, thân sơ…
Ông đã cống hiến cho nền y học Trung Hoa hai kiệt tác y học là "Thiên kim yếu phương" và "Thiên kim dược phương", tập hợp và phân loại toàn diện các bài thuốc Trung y.
Mới lên 7 tuổi, Tôn Tư Mạc đã có thể "mỗi ngày đọc thuộc lòng 1.000 chữ", chính vì khả năng phi thường như vậy nên ông còn được gọi là "Thánh đồng".
Tôn Tư Mạc từng để lại bộ sách "Thiên Kim Phương" cùng nhiều sách dưỡng sinh lưu truyền hậu thế, có hiệu quả rất lớn trong việc cứu người. Ngoài việc học kinh điển và nghiên cứu các loại dược phương, ông còn là một người tu luyện cao thâm. Ông vô cùng tinh tường thuật số, dùng khí cụ hoặc toán số để quan sát thiên tượng, nắm bắt được quy luật càn khôn. Là bậc tu hành cao thâm, bề ngoài Tôn Tư Mạc trông trẻ trung như thanh niên, người đời tôn kính coi ông là Thần tiên, tựa như Lạc Hạ Hoành hay An Kỳ tiên sinh.
"Cổ Đường Thư" ghi chép rằng, vào thời Tuyên Đế nhà Bắc Chu (578-579 SCN), Tôn Tư Mạc sống ẩn dật trên núi Thái Bạch. Sau khi Tùy Văn Đế kiến lập nhà Tùy đã mời ông làm Bác sĩ Quốc tự nhưng ông viện cớ khước từ. Ông từng nói với người thân cận của mình rằng: "50 năm nữa sẽ có Thánh nhân xuất hiện, khi ấy ta mới có thể giúp ngài cứu nhân tế thế".
Quả nhiên, 50 năm sau đã xuất hiện Đường Thái Tông, vị hoàng đế được tôn sùng bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa. Đường Thái Tông đã mời Tôn Tư Mạc đến kinh đô. Hoàng đế nhà Đường rất ngạc nhiên bởi diện mạo trẻ trung của Tôn Tư Mạc. Đường Thái Tông nói: "Ta luôn kính trọng những người tu luyện. Hôm nay, ta rất ấn tượng bởi Tôn Tư Mạc và điều này đã xác thực cho lòng tôn kính của ta".
Ngoài việc quan sát thiên tượng để biết chuyện thế nhân, Tôn Tư Mạc còn có thể biết trước các sự kiện lịch sử. Khi các sử gia nhận lệnh phải thay đổi lịch sử của ngũ triều Tề, Lương, Trần, Chu, và Tùy, ai nấy đều lo sợ rằng sử sách sẽ bị khiếm khuyết nên đã thỉnh cầu đến ông. Tôn Tư Mạc liền kể lại những câu chuyện lịch sử sống động giống như ông được tận mắt chứng kiến vậy.
Có câu chuyện kể rằng, trước khi cháu trai của ông là Tôn Phổ được sinh ra, Tôn Tư Mạc đã biết trước sau này cháu sẽ làm đến chức vụ gì. "Cổ Đường Thư" cũng ghi lại một câu chuyện như sau: Khi còn nhỏ tuổi thái tử Lô Tề Khanh đã từng hỏi Tôn Tư Mạc về tương lai sau này, Tư Mạc trả lời: "50 năm nữa ngài sẽ làm đến quan thứ sử, cháu trai tôi sẽ làm thuộc hạ của ngài". Sau này khi Tề Khanh làm thứ sử Từ Châu thì Tôn Phổ làm quận trưởng huyện Tiêu của Từ Châu, tức là cấp dưới của Lô Tề Khanh.
Còn có một dự ngôn khác kể rằng: Thời đó, thị lang Đông Đài Tôn Xử Ước (sau này là tể tướng thời Đường Cao Tông) có năm người con trai tên là Tôn Đỉnh, Tôn Cảnh, Tôn Tuấn, Tôn Hựu và Tôn Thuyên. Ông gọi các con trai tề tựu lại bái kiến Tôn Tư Mạc rồi nhờ ông xem tướng. Tôn Tư Mạc nói: "Tuấn đương tiên quý, Hựu đương vãn đạt, Thuyên tối danh trọng, họa tại chấp binh". Sau này, Tôn Thuyên làm Tả Vũ Lâm đại tướng quân của Đường Duệ Tông, đã tử nạn trong trận chiến với Khiết Đan. Vận mệnh của những người con trai khác cũng không nằm ngoài dự đoán trên.
Tương truyền, Tôn Tư Mạc sống tới 141 tuổi rồi đi tu tiên. Sau khi qua đời, diện mạo của ông không thay đổi và cơ thể không bị mục rữa mà trở nên rất nhẹ. Khi đưa thi thể ông nhập quan tài, những người khiêng ông chỉ cảm thấy sức nặng của quần áo. Mọi người đã hết sức ngạc nhiên.
Trước khi tạ thế, Tôn Tư Mạc dặn dò con cháu phải giản tiện việc mai táng, trong mộ không đặt thứ gì quý giá, cũng không được sát sinh cúng tế. Hơn một tháng sau khi qua đời, ngoại hình của ông vẫn không thay đổi, khi chôn cất thì phát hiện chiếc quan tài trống rỗng, ai nấy đều cho rằng ông chưa chết mà chỉ thực hiện thuật ẩn thân...
Tôn Tư Mạc cũng là người ứng dụng khí công vào thuật dưỡng sinh. Dù rất tài năng nhưng Tôn Tư Mạc chỉ ở nhà chuyên tâm nghiên cứu y thuật, quyết không ra làm quan. Tôn Tư Mạc rất coi trọng đạo đức của người thầy thuốc, luôn kiên định bảo trì một trái tim từ bi, hòa ái và tấm lòng hy sinh cao cả đối với bệnh nhân, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, già trẻ, đẹp xấu, thân sơ…
Ông đã cống hiến cho nền y học Trung Hoa hai kiệt tác y học là "Thiên kim yếu phương" và "Thiên kim dược phương", tập hợp và phân loại toàn diện các bài thuốc Trung y.