VNR Content
Pearl
>>>Baemin rút lui khỏi thị trường Việt Nam
>>>Vì sao Baemin rút lui khỏi thị trường Việt Nam?
Như vậy là chỉ hai tháng sau khi thông báo thu hẹp hoạt động, vào hôm nay, dịch vụ giao đồ ăn Baemin cho biết sẽ chính thức rút lui khỏi thị trường Việt Nam từ ngày 8/12 tới.
"Quyết định rời khỏi Việt Nam của Baemin được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như thực trạng cạnh tranh khốc liệt của thị trường nước sở tại", thông báo của công ty cho hay.
Nhưng nếu quan sát thị trường giao đồ ăn đủ lâu, chúng ta sẽ hiểu răng Baemin đơn giản không còn khả năng "bán máu" để cạnh tranh ở Việt Nam nữa. 4 năm kể từ khi những chiếc áo màu xanh mint bắt đầu thâm nhập thị trường, Baemin chỉ có thị phần khiêm tốn 12%.
Thị trường giao đồ ăn Việt Nam hiện đang là cuộc đua song mã của Grab và ShopeeFood, lần lượt chiếm 45% và 41% thị phần. Để làm được điều này không hề đơn giản: Grab chấp nhận lỗ "khủng" để có thể tung ra các chương trình ưu đãi hút khách, còn ShopeeFood thì ngày càng "bành trường" sau khi thâu tóm dịch vụ giao đồ ăn Now năm 2021.
Một biển quảng cáo ngoài trời của Baemin
Nhắc đến Baemin, người ta nghĩ đến những chiến dịch marketing độc đáo là chính. Không khó để bắt gặp những bảng hiệu đặt tại các ngã tư lớn, hay màu áo nổi bật của Baemin cũng góp phần lan tỏa. Nhưng suy cho cùng, với người dùng, quan trọng nhất khi nói đến dịch vụ giao đồ ăn vẫn là tốc độ và giá cả, cả hai Baemin đều lép vế so với Grab hay ShopeeFood.
Một điểm yếu khác nữa của Baemin là chỉ tập trung cung cấp dịch vụ giao đồ ăn, mới đây mới bắt đầu có thêm đi chợ hộ và cửa hàng bách hóa trực tuyến. Trong khi đó, Grab về cơ bản đã trở thành một "siêu ứng dụng" cái gì cũng có, còn ShopeeFood thì nằm trong hệ sinh thái của Shopee, có nhiều ưu đãi khi người dùng sử dụng ví ShopeePay. Điều này làm giảm khả năng tiếp cận khách hàng mới của Beamin và đặt ra thách thức lớn trong việc mở rộng quy mô.
Ai hưởng lợi khi Baemin rút khỏi Việt Nam?
Các ứng dụng giao đồ ăn đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của nhiều người. Khi Baemin rời đi, 12% thị phần ấy được dự đoán sẽ bị Grab và ShopeeFood "xâu xé". Những tên tuổi nhỏ hơn như GoFood hay beFood không thể nào đủ lực để cạnh tranh với hai ông lớn kia. Chiến lược marketing hay thôi là không đủ, quan trọng là ví phải dày nữa!
>>>Vì sao Baemin rút lui khỏi thị trường Việt Nam?
Như vậy là chỉ hai tháng sau khi thông báo thu hẹp hoạt động, vào hôm nay, dịch vụ giao đồ ăn Baemin cho biết sẽ chính thức rút lui khỏi thị trường Việt Nam từ ngày 8/12 tới.
"Quyết định rời khỏi Việt Nam của Baemin được thúc đẩy bởi tình hình kinh tế khó khăn trên toàn cầu, cũng như thực trạng cạnh tranh khốc liệt của thị trường nước sở tại", thông báo của công ty cho hay.
Nhưng nếu quan sát thị trường giao đồ ăn đủ lâu, chúng ta sẽ hiểu răng Baemin đơn giản không còn khả năng "bán máu" để cạnh tranh ở Việt Nam nữa. 4 năm kể từ khi những chiếc áo màu xanh mint bắt đầu thâm nhập thị trường, Baemin chỉ có thị phần khiêm tốn 12%.
Thị trường giao đồ ăn Việt Nam hiện đang là cuộc đua song mã của Grab và ShopeeFood, lần lượt chiếm 45% và 41% thị phần. Để làm được điều này không hề đơn giản: Grab chấp nhận lỗ "khủng" để có thể tung ra các chương trình ưu đãi hút khách, còn ShopeeFood thì ngày càng "bành trường" sau khi thâu tóm dịch vụ giao đồ ăn Now năm 2021.
Nhắc đến Baemin, người ta nghĩ đến những chiến dịch marketing độc đáo là chính. Không khó để bắt gặp những bảng hiệu đặt tại các ngã tư lớn, hay màu áo nổi bật của Baemin cũng góp phần lan tỏa. Nhưng suy cho cùng, với người dùng, quan trọng nhất khi nói đến dịch vụ giao đồ ăn vẫn là tốc độ và giá cả, cả hai Baemin đều lép vế so với Grab hay ShopeeFood.
Một điểm yếu khác nữa của Baemin là chỉ tập trung cung cấp dịch vụ giao đồ ăn, mới đây mới bắt đầu có thêm đi chợ hộ và cửa hàng bách hóa trực tuyến. Trong khi đó, Grab về cơ bản đã trở thành một "siêu ứng dụng" cái gì cũng có, còn ShopeeFood thì nằm trong hệ sinh thái của Shopee, có nhiều ưu đãi khi người dùng sử dụng ví ShopeePay. Điều này làm giảm khả năng tiếp cận khách hàng mới của Beamin và đặt ra thách thức lớn trong việc mở rộng quy mô.
Ai hưởng lợi khi Baemin rút khỏi Việt Nam?
Các ứng dụng giao đồ ăn đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống của nhiều người. Khi Baemin rời đi, 12% thị phần ấy được dự đoán sẽ bị Grab và ShopeeFood "xâu xé". Những tên tuổi nhỏ hơn như GoFood hay beFood không thể nào đủ lực để cạnh tranh với hai ông lớn kia. Chiến lược marketing hay thôi là không đủ, quan trọng là ví phải dày nữa!