Thấy gì từ các phát biểu của ông Phạm Nhật Vượng tại cuộc họp cổ đông hôm qua?

Đoàn Thúy Hà

Editor
Thành viên BQT
“Vingroup đang tiết kiệm từng đồng cho dự án VinFast”, “là thời cơ vàng cho VinFast chiếm lĩnh thị trường”, “Chúng tôi không chia lô bán nền, không làm dự án ảo, không chụp giật”, theo tôi là những phát ngôn đáng quan tâm nhất của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup tại cuộc họp cổ đông hôm qua 12/5.
Thấy gì từ các phát biểu của ông Phạm Nhật Vượng tại cuộc họp cổ đông hôm qua?
Cổ đông đặt câu hỏi với lãnh đạo Vingroup tại cuộc họp cổ đông hôm 11/5/2022. Theo kết quả kinh doanh Vingoup công bố, quý I/2022, Vingroup lãi sau thuế 512 tỷ đồng “nhờ cải thiện hoạt động và thoái vốn khỏi các mảng kinh doanh không cốt lõi”. Mục tiêu Vingroup đề ra cho năm 2022 là lợi nhuận sau thuế 6.000 tỷ đồng, trong khi năm 2021 là năm đầu tiên Vingroup công bố lỗ 7.558 tỷ đồng. Doanh thu thuần 2022 dự kiến khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng 11%. Tại cuộc họp cổ đông hôm qua, ông Vượng đã trả lời các câu hỏi khá hóc búa của cổ đông về Vinfast, bất động sản. Cách trả lời của ông Vượng thẳng thắn, nhưng tôi cảm nhận có khác. Chẳng hạn, như Vingroup “phải tiết kiệm từng đồng”, hay khẳng định “không làm dự án ảo, không chụp giật”. Về bất động sản, trước câu hỏi của cổ đông về động thái thắt chặt tín dụng bất động sản và chính sách đất đai của nhà nước, ông Vượng khẳng định đấy chính là cơ hội của Vinhomes vì là một doanh nghiệp làm ăn rất đoàng hoàng, rất nghiêm túc, thượng tôn pháp luật. “Chúng tôi không chia lô bán nền, không làm dự án ảo, không chụp giật”. Ông cho rằng các cơ quan chức năng có thể hướng đến siết các dự án ảo và việc mua đất ở vùng sâu vùng xa, đất nông nghiệp để chờ giải phóng mặt bằng. Còn các dự án giải quyết nhu cầu của người ở thì không thể siết.
Thấy gì từ các phát biểu của ông Phạm Nhật Vượng tại cuộc họp cổ đông hôm qua?
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup. Về Vinfast, trước nay các phát biểu của lãnh đạo Vinfast và Vingroup đều nhất quán là một mảng cốt lõi của Vingroup, có nhiều triển vọng thị trường, chiếm lĩnh thị trường. Khó khăn, thách thức của Vinfast là có nhưng khá chung chung. Lần này, triển vọng vẫn lớn hơn khó khăn, thách thức. Ông Vượng nhấn mạnh thị trường thế giới đang rất thiếu xe, nếu hiện tại có xe là "thắng", là có thể bán được và khẳng định “đây đang là thời cơ vàng để có thể chiếm lĩnh thị trường”. Vinfast đã công bố giá thuê pin xe điện ở Mỹ, Canada và châu Âu nên chắc chắn xe Vinfast sẽ được bán tại các thị trường này. Tuy nhiên, kế hoạch chính của Vinfast có lẽ vẫn là chiếm lĩnh thị trường Mỹ, với mục tiêu năm 2026 tiêu thụ 700.000 xe điện tại đây. Trong đó, nhà máy tại Mỹ công suất khoảng 150.000 xe/ năm. Do đó, 600.000 xe còn lại sẽ xuất từ Việt Nam. Hiện Vinfast Việt Nam giai đoạn 1 có công suất 250.000 xe/ năm. Giai đoạn 2 nâng lên công suất 500.000 xe/ năm. Năm ngoái, tiêu thụ xe Vinfast đạt gần 36.000 xe, chưa bằng 1/7 lần công suất. Tuy nhiên, với mục tiêu chỉ riêng tại Mỹ như vậy, công với xe bán tại thị trường châu Âu, Việt Nam lên đến vài chục ngàn xe/ năm ở mỗi thị trường (tối thiểu như vậy mới đáng để đầu tư hạ tầng, hệ thống bán hàng, bảo hành…), thì có lẽ Vinfast ở Việt Nam sẽ trở thành đại công xưởng, với yêu cầu công nghiệp phụ trợ rất lớn. Đó chính là lo lắng của ông Vượng hiện nay, khi nguồn cung linh kiện phụ thuộc vào nhập khẩu từ Trung Quốc, và ngành công nghiệp phụ trợ ô tô chưa phát triển. Giải pháp của ông Vượng là Vingroup sẽ “gánh” cả. Cụ thể, dự án 1.500 hecta Vũng Áng của Vingroup có thể mở rộng hơn nữa, và phần lớn sẽ dành cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện cho ô tô. Các khu bất động sản công nghiệp khác của Vingroup đều hướng đến mời gọi nhà đầu tư sản xuất linh kiện, trước tiên là ưu tiên cho xe điện. Vingroup cũng đang mời gọi các nhà sản xuất chip về mở nhà máy ở Việt Nam với những ưu đãi rất lớn: miễn thuê đất, miễn tiền thuê nhà xưởng 10-15 năm. Bên cạnh đó, Vingroup tính đến chiến lược dự trữ nguyên liệu như coban, niken, graphite. Tất cả những điều này đều đòi hỏi đầu tư rất nhiều tiền, trong khi Vingroup đang phải “tiết kiệm từng đồng, từng hào” để tập trung cho VinFast như lời ông Vượng. Nhưng có những vấn đề kể cả nhiều tiền cũng chưa thể giải quyết vấn đề. Như phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô, vốn đã có chiến lược quốc gia từ hàng chục năm trước nhưng đến giờ Vinfast vẫn chỉ nội địa hóa được khoảng 60% và phải tự kêu gọi đầu tư. Trường hợp thuận lợi Vinfast phát triển được sản xuất phụ trợ trong nước không chỉ đáp ứng nhu cầu tự thân mà còn có lợi cho đất nước. Nhưng nếu không thuận lợi, tức ngành phụ trợ không đáp ứng được yêu cầu của Vinfast thì sao?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Các nhà doanh nghiệp giầu đến mức đáp ứng mọi nhu cầu thì nên nghĩ đến đất nước đặc biệt là người dân , chẳng hạn bán ô tô trong nước thấp hơn xuất ngoại, không biết ông Nhật Vượng đã nghĩ tới điều này chưa.
 
Thành viên mới đăng
Top