Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành kế hoạch phòng chống dịch sau ngày 15-9. Theo đó, người dân có "thẻ xanh COVID-19" sẽ được phép tham gia các hoạt động lao động sản xuất và sinh hoạt xã hội tùy theo mức độ kiểm soát dịch.
Theo đề xuất của Sở Y tế TP.HCM, người đủ điều kiện có “thẻ xanh Covid-19” là những người đã được tiêm chủng đầy đủ khi tiêm đúng số mũi khuyến nghị theo quy định của hãng vaccine và có thời gian tạo kháng thể cần thiết tính từ khi tiêm mũi cuối cùng.
Thời gian tạo kháng thể cần thiết là 2 tuần sau liều vaccine thứ 2 với vaccine Pfizer, Moderna, hoặc AstraZeneca; hoặc 2 tuần sau khi tiêm mũi 1 vaccine Janssen của Johnson&Johnson.
Những người nhiễm SARS-CoV-2 trong vòng 6 tháng cũng được xem như đủ điều kiện có “thẻ xanh Covid-19”.
Trong điều kiện thực hiện chỉ thị 15, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, được đi học, đi làm, đi du lịch hoặc đi công tác ở các tỉnh thành, nước ngoài.
F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi nhưng có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người mới tiêm một mũi vaccine (với loại có liệu trình 2 mũi) thì được tham gia các hoạt động nơi công cộng ngoài trời, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người. Nhóm này có thể đi du lịch, đi công tác nội địa nhưng cần tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2 m khi tiếp xúc trực tiếp.
Trong điều kiện thực hiện Chỉ thị 16, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, phòng khám, được đi học, đi làm hoặc đi công tác nội địa...
F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi nhưng có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người mới tiêm 1 mũi vaccine (với loại có liệu trình 2 mũi) thì hạn chế đến/tham gia hoạt động tại nơi công cộng, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.
Các nước áp dụng thẻ xanh Covid-19 như thế nào?
Để đưa cuộc sống trở lại bình thường, theo tổng hợp của báo Dân trí, nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu đã áp dụng chính sách “thẻ xanh Covid-19” và hộ chiếu vắc-xin. Đa số các nước sử dụng cơ chế thẻ xanh Covid đều xây dựng dựa trên nền tảng số, cho phép người dân truy cập thông qua quét mã QR trên điện thoại thông minh. Sau khi quét xác nhận, người sở hữu "thẻ xanh Covid" sẽ được phép đi vào những địa điểm công cộng như nhà hàng, trung tâm thương mại hay sân vận động, hay làm các công việc đòi hỏi phải tiêm chủng đầy đủ.
Israel là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai chương trình tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 và áp dụng cơ chế thẻ xanh vắc xin. Theo đó, những người muốn đến nhà hàng, quán bar, quán cà phê hay các địa điểm công cộng khép kín khác phải có chứng nhận đã tiêm đầy đủ vắc xin, đã có miễn dịch hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Israel không bắt buộc thẻ xanh vắc xin với các sự kiện tổ chức ngoài trời bởi nguy cơ lây lan Covid-19 khi đó được cho là thấp, song những người tham gia vẫn phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội.
Ở châu Âu, nhiều nước cũng đang áp dụng thẻ xanh vắc xin dưới dạng thẻ cứng hoặc ứng dụng điện tử để cho phép người nào đó vào nhà hàng hay các địa điểm công cộng khác như quán bar, phòng tập gym, viện bảo tàng mà không phải đeo khẩu trang hay giãn cách.
Ít nhất 14 quốc gia EU đang sử dụng thẻ xanh vắc xin gồm Áo, Síp, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Italia, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Cộng hòa Ireland và Slovenia.
Ví dụ, tại Bỉ, người sở hữu thẻ xanh vắc xin được phép tham gia các sự kiện trong không gian khép kín với số lượng lên đến 1.500 người kể từ ngày 1/9.
Tại Pháp, tất cả những người đến những nơi công cộng có sức chứa từ 50 người trở lên đều phải có thẻ xanh vắc xin. Từ ngày 9/8, những người sống ở Pháp cũng cần thẻ xanh để tham gia các sự kiện trên 1.000 người. Thẻ xanh chỉ được cấp cho người đã tiêm đủ vắc xin Covid-19, hoặc đã phục hồi Covid-19 trong vòng 6 tháng, hoặc có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ.
Tại Đức, hầu hết những người đến các địa điểm công cộng phải có chứng nhận đã tiêm chủng hoặc đã phục hồi Covid-19 hoặc âm tính với SARS-CoV-2. Trẻ em dưới 6 tuổi phải xét nghiệm định kỳ không phải áp dụng cơ chế này.
Tại Hà Lan, cơ chế thẻ xanh vắc xin chưa được chuẩn hóa hoàn toàn, nhưng chỉ những doanh nghiệp áp dụng cơ chế này mới được phép hoạt động 100% công suất.
Ngoài thẻ xanh, EU cũng ban hành Chứng nhận Điện tử Covid-19 châu Âu (EUDCC). EUDCC là tấm thẻ cho phép đi lại trên khắp các quốc gia thành viên EU, xác định 1 người đã tiêm phòng Covid-19 hay chưa, từ đó cho phép họ có thể đi lại trên khắp châu Âu.
Tại Mỹ, hồi tháng 4, Nhà Trắng đã bác bỏ kịch bản áp dụng cơ chế thẻ xanh vắc xin bắt buộc. Tuy nhiên, 4 bang của Mỹ đã chủ động kích hoạt cơ chế thẻ xanh vắc xin thông qua ứng dụng quét mã QR.
Một số bang cũng tự triển khai các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ tiêm chủng. California yêu cầu tất cả công chức bang và nhân viên y tế phải có chứng nhận tiêm chủng hoặc phải xét nghiệm mỗi tuần một lần từ tháng 8. Thành phố New York cũng áp dụng biện pháp tương tự nhưng bắt đầu triển khai từ giữa tháng 9.
Còn ở Trung Quốc, nước này đã triển khai hệ thống quét QR từ năm ngoái, trong đó phân chia các nhóm dân số theo màu. Màu xanh cho phép người dân đi lại mà không bị hạn chế. Người có mã màu vàng được yêu cầu tự cách ly tại nhà 7 ngày.
Nhiều địa điểm công cộng ở Trung Quốc yêu cầu phải quét QR xác định một người có đủ điều kiện đi vào hay không. Tháng 3 năm nay, Trung Quốc tiếp tục ra mắt giấy chứng nhận điện tử trong đó tích hợp thông tin về tình trạng tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm của người sở hữu. Giấy chứng nhận này cũng được cấp cho cả công dân của họ và người nước ngoài ở Trung Quốc.
Trong khi cơ chế thẻ xanh và hộ chiếu vắc xin được sự ủng hộ của nhiều chính phủ, không ít người cũng lo ngại rằng nó ảnh hưởng đến sự tự do và sự riêng tư cá nhân.
Tổng hợp
Theo đề xuất của Sở Y tế TP.HCM, người đủ điều kiện có “thẻ xanh Covid-19” là những người đã được tiêm chủng đầy đủ khi tiêm đúng số mũi khuyến nghị theo quy định của hãng vaccine và có thời gian tạo kháng thể cần thiết tính từ khi tiêm mũi cuối cùng.
Thời gian tạo kháng thể cần thiết là 2 tuần sau liều vaccine thứ 2 với vaccine Pfizer, Moderna, hoặc AstraZeneca; hoặc 2 tuần sau khi tiêm mũi 1 vaccine Janssen của Johnson&Johnson.
Những người nhiễm SARS-CoV-2 trong vòng 6 tháng cũng được xem như đủ điều kiện có “thẻ xanh Covid-19”.
F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi nhưng có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người mới tiêm một mũi vaccine (với loại có liệu trình 2 mũi) thì được tham gia các hoạt động nơi công cộng ngoài trời, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người. Nhóm này có thể đi du lịch, đi công tác nội địa nhưng cần tuân thủ 5K, giữ khoảng cách 2 m khi tiếp xúc trực tiếp.
Trong điều kiện thực hiện Chỉ thị 16, F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi dưới 65 tuổi, không bệnh nền được tham gia các hoạt động nơi công cộng như siêu thị, bệnh viện, phòng khám, được đi học, đi làm hoặc đi công tác nội địa...
F0 khỏi bệnh hoặc người tiêm đủ 2 mũi trên 65 tuổi nhưng có bệnh nền, suy giảm miễn dịch; người mới tiêm 1 mũi vaccine (với loại có liệu trình 2 mũi) thì hạn chế đến/tham gia hoạt động tại nơi công cộng, được đi học, đi làm nhưng cần bố trí công việc hạn chế tiếp xúc nhiều người, tuân thủ 5K và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét.
Để đưa cuộc sống trở lại bình thường, theo tổng hợp của báo Dân trí, nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu đã áp dụng chính sách “thẻ xanh Covid-19” và hộ chiếu vắc-xin. Đa số các nước sử dụng cơ chế thẻ xanh Covid đều xây dựng dựa trên nền tảng số, cho phép người dân truy cập thông qua quét mã QR trên điện thoại thông minh. Sau khi quét xác nhận, người sở hữu "thẻ xanh Covid" sẽ được phép đi vào những địa điểm công cộng như nhà hàng, trung tâm thương mại hay sân vận động, hay làm các công việc đòi hỏi phải tiêm chủng đầy đủ.
Ở châu Âu, nhiều nước cũng đang áp dụng thẻ xanh vắc xin dưới dạng thẻ cứng hoặc ứng dụng điện tử để cho phép người nào đó vào nhà hàng hay các địa điểm công cộng khác như quán bar, phòng tập gym, viện bảo tàng mà không phải đeo khẩu trang hay giãn cách.
Ví dụ, tại Bỉ, người sở hữu thẻ xanh vắc xin được phép tham gia các sự kiện trong không gian khép kín với số lượng lên đến 1.500 người kể từ ngày 1/9.
Tại Pháp, tất cả những người đến những nơi công cộng có sức chứa từ 50 người trở lên đều phải có thẻ xanh vắc xin. Từ ngày 9/8, những người sống ở Pháp cũng cần thẻ xanh để tham gia các sự kiện trên 1.000 người. Thẻ xanh chỉ được cấp cho người đã tiêm đủ vắc xin Covid-19, hoặc đã phục hồi Covid-19 trong vòng 6 tháng, hoặc có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trong vòng 48 giờ.
Tại Đức, hầu hết những người đến các địa điểm công cộng phải có chứng nhận đã tiêm chủng hoặc đã phục hồi Covid-19 hoặc âm tính với SARS-CoV-2. Trẻ em dưới 6 tuổi phải xét nghiệm định kỳ không phải áp dụng cơ chế này.
Tại Hà Lan, cơ chế thẻ xanh vắc xin chưa được chuẩn hóa hoàn toàn, nhưng chỉ những doanh nghiệp áp dụng cơ chế này mới được phép hoạt động 100% công suất.
Ngoài thẻ xanh, EU cũng ban hành Chứng nhận Điện tử Covid-19 châu Âu (EUDCC). EUDCC là tấm thẻ cho phép đi lại trên khắp các quốc gia thành viên EU, xác định 1 người đã tiêm phòng Covid-19 hay chưa, từ đó cho phép họ có thể đi lại trên khắp châu Âu.
Tại Mỹ, hồi tháng 4, Nhà Trắng đã bác bỏ kịch bản áp dụng cơ chế thẻ xanh vắc xin bắt buộc. Tuy nhiên, 4 bang của Mỹ đã chủ động kích hoạt cơ chế thẻ xanh vắc xin thông qua ứng dụng quét mã QR.
Một số bang cũng tự triển khai các biện pháp nhằm tăng tỷ lệ tiêm chủng. California yêu cầu tất cả công chức bang và nhân viên y tế phải có chứng nhận tiêm chủng hoặc phải xét nghiệm mỗi tuần một lần từ tháng 8. Thành phố New York cũng áp dụng biện pháp tương tự nhưng bắt đầu triển khai từ giữa tháng 9.
Còn ở Trung Quốc, nước này đã triển khai hệ thống quét QR từ năm ngoái, trong đó phân chia các nhóm dân số theo màu. Màu xanh cho phép người dân đi lại mà không bị hạn chế. Người có mã màu vàng được yêu cầu tự cách ly tại nhà 7 ngày.
Nhiều địa điểm công cộng ở Trung Quốc yêu cầu phải quét QR xác định một người có đủ điều kiện đi vào hay không. Tháng 3 năm nay, Trung Quốc tiếp tục ra mắt giấy chứng nhận điện tử trong đó tích hợp thông tin về tình trạng tiêm chủng vắc xin, kết quả xét nghiệm của người sở hữu. Giấy chứng nhận này cũng được cấp cho cả công dân của họ và người nước ngoài ở Trung Quốc.
Trong khi cơ chế thẻ xanh và hộ chiếu vắc xin được sự ủng hộ của nhiều chính phủ, không ít người cũng lo ngại rằng nó ảnh hưởng đến sự tự do và sự riêng tư cá nhân.
Tổng hợp