Thị phần đúc chip của TSMC gấp 3 lần Samsung

Theo Trend Force, thị phần của TSMC trong quý 4 năm ngoái là 52,1% với mức doanh thu 15,7 tỉ USD. Con này thấp hơn so với mức 53,1% tổng doanh thu mà xưởng đúc Đài Loan này có được trong quý trước đó, nhưng vẫn vượt xa cái tên tiếp theo trong danh sách.
Thị phần đúc chip của TSMC gấp 3 lần Samsung
Đứng sau TSMC là đối thủ lớn nhất trong ngành (ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại), Samsung Foundry. Xưởng đúc này chiếm 18,3% doanh thu toàn ngành tính đến cuối quý 4/2021. Ngay cả khi tăng trưởng doanh thu của Samsung Foundry lên tới 15,3%, tổng doanh thu của Samsung trong giai đoạn từ tháng 10 đến tháng 12 chỉ tương đương 35% của TSMC.
Và mọi thứ sắp trở nên tồi tệ hơn đối với Samsung. Năng suất thấp trong việc sản xuất một số bộ xử lý ứng dụng (AP) của Samsung – chỉ bằng khoảng một nửa tỉ lệ sản lượng mà TSMC đạt được – đã khiến Qualcomm buộc phải chuyển từ Samsung sang TSMC để sản xuất một số chipset Snapdragon mạnh mẽ nhất của mình.
Trend Force lưu ý, dù Samsung Foundry đang cho thấy mức tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ, nhưng điểm mấu chốt là họ không thể giữ vững vì “tốc độ tăng trưởng của năng lực tiến trình tiên tiến chậm hơn, tiếp tục làm xói mòn lợi nhuận tổng thể.
Kết quả của TSMC trong quý này được củng cố bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ đối với doanh thu liên quan đến việc sản xuất chipset 5nm cho dòng iPhone 13 của Apple. Tiến trình TSMC duy nhất nhận thấy sự sụt giảm về doanh thu trong quý 4 chính là tiến trình 7nm/6nm, vốn bị ảnh hưởng bởi thị trường smartphone yếu kém ở Trung Quốc. Doanh thu tuần tự tăng mạnh 15,3% của Samsung đến từ việc hoàn thiện năng suất tiến trình tiên tiến 5nm/4nm của mình.
Thị phần đúc chip của TSMC gấp 3 lần Samsung
Xếp sau bộ đôi “kỳ phùng địch thủ” nổi tiếng TSMC và Samsung chính là United Microelectronics Corporation (UMC) đến từ Đài Loan khi doanh thu quý 4 của công ty này chiếm 7% doanh thu của toàn ngành. Trong quý, công ty thu về tổng doanh thu 2,12 tỉ USD, tăng 5,8% so với doanh thu quý thứ 3. Ở vị trí thứ 4, GlobalFoundries giữ thị phần 6,1% trong doanh thu xưởng đúc toàn cầu. Đứng ở vị trí thứ 5 chính là xưởng đúc lớn nhất Trung Quốc, SMIC, với thị phần 5,2% và doanh thu quý 4 đạt 1,58 tỉ USD.
Điều kìm hãm SMIC là công ty không có khả năng cạnh tranh trong các tiến trình tiên tiến nhất hiện nay là 5nm/4nm, trong khi cả TSMC lẫn Samsung đều đang bắt đầu chuyển trọng tâm sang 3nm. Giống như Mỹ, Trung Quốc đang tuyệt vọng trong việc tìm cách tự chủ về bán dẫn. Việc họ không thể làm được điều này khiến các chuyên gia lo ngại rằng Trung Quốc có thể lăm le sự thành công của TSMC như một lý do để sáp nhập Đài Loan, từ đó nắm quyền kiểm soát xưởng đúc hợp đồng lớn nhất thế giới.
Ngành công nghiệp này còn lâu mới có thể cân bằng về mặt doanh thu khi 5 xưởng đúc hàng đầu kiểm soát 90% thị phần xưởng đúc toàn cầu.
Các xưởng đúc còn lại chiếm vị trí 6 – 10 trong danh sách bao gồm HuaHong Group (2,9% thị phần), PSMC (2% thị phần), VIS (1,5% thị phần), Tower (1,4% thị phần) và Nexchip (1,2% thị phần). Công ty cuối cùng có thể có mức thị phần thấp nhất về doanh thu quý 4 trong danh sách xưởng đúc toàn cầu, nhưng công ty đã cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu lớn nhất so với quý trước, ở mức 44,2%.
Trong quý 4, doanh thu xưởng đúc toàn cầu đạt 29,55 tỉ USD, tăng 8,3% so với quý 3.
Một trong những lý do khiến TSMC thành công rực rỡ như vậy chính là mối quan hệ hợp tác lâu dài với Apple. Đối với mỗi 100 USD doanh thu mà xưởng đúc thu được thì 26 USD đến từ Apple.
Nguồn: Phone Arena
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top