Thiên hà "vô hình" thách thức kiến thức vũ trụ của nhân loại

Một nhóm các nhà thiên văn học Tây Ban Nha vừa phát hiện ra một thiên hà lùn đặc biệt gần như hoàn toàn vô hình với mắt thường - được đặt tên là Nube (có nghĩa "đám mây" trong tiếng Tây Ban Nha). Sự tồn tại của nó thực sự thách thức hoàn toàn kiến thức khoa học hiện tại của chúng ta về cấu trúc và sự hình thành của các thiên hà.
VNReview.vn

Các nhà nghiên cứu sử dụng 3 hình ảnh khác từ cuộc khảo sát Sloan, kính viễn vọng Green Bank (GBT) và kính viễn vọng Gran Telescopio Canaria (GTC)
Nằm cách Trái Đất 300 triệu năm ánh sáng trong chòm sao Xử Nữ, Nube có hàm lượng vật chất siêu cao, nhưng lại cực kỳ nhẹ và hiếm sao. Điều này khiến các ngôi sao bên trong bị phân tán rất xa nhau và không tạo thành cấu trúc rõ ràng, giải thích lý do tại sao nó gần như không phát ra bất kỳ tín hiệu ánh sáng nào có thể phát hiện được từ Trái Đất.
VNReview.vn

Hình ảnh về thiên hà Nube. Ảnh: IAC
Theo tiến sĩ Mireia Montes, trưởng nhóm phát hiện từ Viện Vật lý Thiên văn Quần đảo Canary (IAC), Tây Ban Nha: “Với kiến thức hiện tại của chúng ta về sự hình thành và tiến hóa của các thiên hà, chúng tôi không thể giải thích được tại sao một thiên hà với các đặc điểm cực đoan như thế này lại có thể tồn tại.”
Nube mở ra cánh cửa hoàn toàn mới để các nhà thiên văn vũ trụ nghiên cứu sâu hơn bản chất của vật chất tối, cũng như đi sâu vào các lý thuyết về sự hình thành và vận hành của các cấu trúc trong vũ trụ. Bà Montes cũng nhận định: “Tiềm năng mà Nube mang lại cho ngành thiên văn học và vật lý thiên văn thực sự rất lớn.”
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top