Tình hình thiếu hụt chip và linh kiện đang diễn ra trên toàn cầu đã tác động mạnh mẽ đến vô số ngành công nghiệp, kể cả lĩnh vực máy ảnh. Hầu hết các nhà sản xuất trong ngành đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu, thế nhưng, Sony lại là cái tên bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Theo thông tin từ CNET Japan, thị phần của Sony tại Nhật Bản đã bị ảnh hưởng lớn trong những tháng gần đây do họ không thể sản xuất đủ thiết bị máy ảnh nhằm duy trì chúng trên kệ của nhiều cửa hàng.
Đáng chú ý, nguồn tin khẳng định, chiếc máy ảnh Sony ZV-E10 bán chạy do mức giá tương đối thấp, nhưng công ty Nhật Bản đã buộc phải tạm ngừng sản xuất chúng do thiếu hụt linh kiện. Trước khi đưa ra quyết định đó, dường như Sony đã tạm thời chiếm ngôi vương về thị phần trước khi bị soán ngôi đầu và nhường lại vị trí này cho Canon.
Biểu đồ bên trái được đặt tên là “Thị phần Doanh số Bán hàng” và 2 dòng màu đỏ - đen lần lượt biểu thị cho Canon và Sony. Sony đã hoạt động khá tốt trong suốt tháng 9 trước khi thụt lùi lớn trong tháng 10 và tháng 11. Canon dường như ít bị ảnh hưởng hơn khi công ty chứng kiến thị phần doanh số bán hàng của mình tăng lên trong cùng khoảng thời gian đó.
Biểu đồ bên phải cho thấy mức giá trung bình trên một chiếc máy ảnh được đặt hàng, và đường màu đen có hình tam giác vàng đại diện cho Nikon. Do Nikon Z9, giá trung bình của những chiếc máy ảnh được đặt hàng từ công ty trong tháng 11 đã tăng đáng kể. Điều này cho thấy mức độ phổ biến của chiếc máy ảnh flagship mới, dù vẫn chưa được ra mắt công chúng. Nhìn vào cùng 1 biểu đồ đó, giá trung bình của Sony đang tăng đều đặn với tốc độ tương tự, nhưng thị phần doanh số bán hàng của họ đã giảm, gợi ý rằng công ty đang bán những chiếc máy ảnh đắt tiền hơn với số lượng thấp hơn nhiều so với các chiếc máy ảnh cho người xê dịch như ZV-E10. Một điều đáng lưu ý là mức giá bán lẻ của Canon hầu như không dao động, ngay cả trong bối cảnh doanh số bán hàng của công ty đang tăng trưởng. Điều đó cho thấy EOS R3 không tác động quá nhiều đến doanh số bán hàng của công ty tại Nhật Bản.
Nguồn tin cũng đã so sánh những chiếc máy ảnh bán chạy nhất trong bảng xếp hạng của BCN trong vài tháng qua và nhận thấy rằng Sony a6400 và ZV-E10 đều dẫn đầu trước khi doanh số bán hàng của Sony tụt dốc trong tháng 9. Thế nên, có vẻ như, tác động từ sự thiếu hụt nguồn cung đối với các chiếc máy ảnh giá thấp hơn của Sony là cực kỳ đáng kể.
Tuy nhiên, có một thắc mắc vẫn chưa có lời giải: liệu lựa chọn sản xuất này có phải là do Sony không thể mua được những linh kiện nhất định nữa hay bởi vì công ty muốn tập trung vào các chiếc máy ảnh cao cấp hơn? Từ góc độ bán hàng thuần túy, việc tiếp tục sản xuất ZV-E10 thay vì những chiếc máy ảnh cao cấp như Alpha 1 hoặc Alpha 7R IV chắc chắn sẽ có nhiều ý nghĩa hơn, bởi một lý do rất cơ bản và đơn giản: công ty đang bán nhiều thiết bị hơn, ít nhất là ở Nhật Bản.
Lưu ý, những con số này chỉ phản ánh doanh số bán hàng của các công ty máy ảnh ở Nhật Bản, do đó, nó có thể sẽ không đúng ở quy mô toàn cầu. Tuy vậy, đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng trong số tất cả các công ty máy ảnh, Sony dường như đang gặp khó khăn nhất về vấn đề thiếu hụt linh kiện toàn cầu.
Nguồn: PetaPixel
Đáng chú ý, nguồn tin khẳng định, chiếc máy ảnh Sony ZV-E10 bán chạy do mức giá tương đối thấp, nhưng công ty Nhật Bản đã buộc phải tạm ngừng sản xuất chúng do thiếu hụt linh kiện. Trước khi đưa ra quyết định đó, dường như Sony đã tạm thời chiếm ngôi vương về thị phần trước khi bị soán ngôi đầu và nhường lại vị trí này cho Canon.
Biểu đồ bên trái được đặt tên là “Thị phần Doanh số Bán hàng” và 2 dòng màu đỏ - đen lần lượt biểu thị cho Canon và Sony. Sony đã hoạt động khá tốt trong suốt tháng 9 trước khi thụt lùi lớn trong tháng 10 và tháng 11. Canon dường như ít bị ảnh hưởng hơn khi công ty chứng kiến thị phần doanh số bán hàng của mình tăng lên trong cùng khoảng thời gian đó.
Nguồn tin cũng đã so sánh những chiếc máy ảnh bán chạy nhất trong bảng xếp hạng của BCN trong vài tháng qua và nhận thấy rằng Sony a6400 và ZV-E10 đều dẫn đầu trước khi doanh số bán hàng của Sony tụt dốc trong tháng 9. Thế nên, có vẻ như, tác động từ sự thiếu hụt nguồn cung đối với các chiếc máy ảnh giá thấp hơn của Sony là cực kỳ đáng kể.
Tuy nhiên, có một thắc mắc vẫn chưa có lời giải: liệu lựa chọn sản xuất này có phải là do Sony không thể mua được những linh kiện nhất định nữa hay bởi vì công ty muốn tập trung vào các chiếc máy ảnh cao cấp hơn? Từ góc độ bán hàng thuần túy, việc tiếp tục sản xuất ZV-E10 thay vì những chiếc máy ảnh cao cấp như Alpha 1 hoặc Alpha 7R IV chắc chắn sẽ có nhiều ý nghĩa hơn, bởi một lý do rất cơ bản và đơn giản: công ty đang bán nhiều thiết bị hơn, ít nhất là ở Nhật Bản.
Lưu ý, những con số này chỉ phản ánh doanh số bán hàng của các công ty máy ảnh ở Nhật Bản, do đó, nó có thể sẽ không đúng ở quy mô toàn cầu. Tuy vậy, đó là một dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy rằng trong số tất cả các công ty máy ảnh, Sony dường như đang gặp khó khăn nhất về vấn đề thiếu hụt linh kiện toàn cầu.
Nguồn: PetaPixel