xunghuduongkhi
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Khi nhắc đến Nam Cực, chúng ta thường nghĩ ngay đến những loài động vật biểu tượng như chim cánh cụt hay hải cẩu. Nhưng ít ai biết rằng, ẩn mình giữa vùng đất băng giá khắc nghiệt này là một sinh vật bé nhỏ nhưng sở hữu sức sống mãnh liệt đáng kinh ngạc: ruồi nhuế Nam Cực (Belgica antarctica). Với kích thước chỉ từ 2 - 6 mm, ruồi nhuế Nam Cực được vinh danh là loài động vật trên cạn lớn nhất sinh sống cố định tại lục địa này. Khác với những "vị khách" di cư theo mùa như chim cánh cụt hay hải cẩu, ruồi nhuế Nam Cực là cư dân thực thụ, bám trụ quanh năm suốt tháng tại vùng đất băng giá.
Điều thú vị là, không giống như họ hàng ruồi muỗi thường "khiếp sợ" với khả năng vo ve khó chịu và hút máu, ruồi nhuế Nam Cực lại "hiền lành" đến bất ngờ. Chúng không bay và cũng không cắn, thậm chí còn tiến hóa để loại bỏ hoàn toàn đôi cánh như một cách thích nghi thông minh để tồn tại trước những cơn gió mạnh ở vùng cực.
Sức sống của ruồi nhuế Nam Cực mới thực sự khiến giới khoa học kinh ngạc. Chúng có thể sống sót ở nhiệt độ -15 độ C, chịu được mất nước đến 70% trọng lượng cơ thể và sống sót suốt một tháng mà không cần oxy. Bí mật nằm ở khả năng tích trữ đường như một chất chống đông tự nhiên, đồng thời làm mất nước cơ thể để ngăn chặn sự hình thành tinh thể băng gây hại bên trong tế bào trong suốt mùa đông khắc nghiệt.
Thậm chí, loài ruồi "bất tử" này còn có thể sống sót sau 9 tháng bị đóng băng! Chính khả năng phi thường này khiến vòng đời của chúng kéo dài đến 2 năm, chủ yếu ở dạng ấu trùng. Ấu trùng ruồi nhuế Nam Cực sống bằng cách ăn vi khuẩn, tảo và phân chim cánh cụt. Nghiên cứu cho thấy, chúng có thể tồn tại qua nhiệt độ giá rét bằng cách ẩn náu dưới lớp tuyết dày như một tấm chăn giữ nhiệt. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, loài ruồi này thậm chí còn sử dụng chiến lược "đông cứng lạnh nhanh" để bảo vệ cơ thể khi nhiệt độ giảm đột ngột.
"Các nghiên cứu trước đây cho thấy ruồi nhuế Nam Cực đã hiện diện ở Nam Cực từ thuở sơ khai. Chúng là loài động vật mẫu lý tưởng để chúng ta tìm hiểu về lịch sử hình thành của lục địa này, đồng thời giúp các nhà khoa học dự đoán tác động của biến đổi khí hậu", nhà nghiên cứu Nick Teets tại Đại học Kentucky cho biết.
Tuy nhiên, "chuyên gia sinh tồn" ruồi nhuế Nam Cực đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chính biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy, loài ruồi này đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu và có thể đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khi nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng.
Điều thú vị là, không giống như họ hàng ruồi muỗi thường "khiếp sợ" với khả năng vo ve khó chịu và hút máu, ruồi nhuế Nam Cực lại "hiền lành" đến bất ngờ. Chúng không bay và cũng không cắn, thậm chí còn tiến hóa để loại bỏ hoàn toàn đôi cánh như một cách thích nghi thông minh để tồn tại trước những cơn gió mạnh ở vùng cực.
Sức sống của ruồi nhuế Nam Cực mới thực sự khiến giới khoa học kinh ngạc. Chúng có thể sống sót ở nhiệt độ -15 độ C, chịu được mất nước đến 70% trọng lượng cơ thể và sống sót suốt một tháng mà không cần oxy. Bí mật nằm ở khả năng tích trữ đường như một chất chống đông tự nhiên, đồng thời làm mất nước cơ thể để ngăn chặn sự hình thành tinh thể băng gây hại bên trong tế bào trong suốt mùa đông khắc nghiệt.
Thậm chí, loài ruồi "bất tử" này còn có thể sống sót sau 9 tháng bị đóng băng! Chính khả năng phi thường này khiến vòng đời của chúng kéo dài đến 2 năm, chủ yếu ở dạng ấu trùng. Ấu trùng ruồi nhuế Nam Cực sống bằng cách ăn vi khuẩn, tảo và phân chim cánh cụt. Nghiên cứu cho thấy, chúng có thể tồn tại qua nhiệt độ giá rét bằng cách ẩn náu dưới lớp tuyết dày như một tấm chăn giữ nhiệt. Trong điều kiện phòng thí nghiệm, loài ruồi này thậm chí còn sử dụng chiến lược "đông cứng lạnh nhanh" để bảo vệ cơ thể khi nhiệt độ giảm đột ngột.
"Các nghiên cứu trước đây cho thấy ruồi nhuế Nam Cực đã hiện diện ở Nam Cực từ thuở sơ khai. Chúng là loài động vật mẫu lý tưởng để chúng ta tìm hiểu về lịch sử hình thành của lục địa này, đồng thời giúp các nhà khoa học dự đoán tác động của biến đổi khí hậu", nhà nghiên cứu Nick Teets tại Đại học Kentucky cho biết.
Tuy nhiên, "chuyên gia sinh tồn" ruồi nhuế Nam Cực đang phải đối mặt với mối đe dọa từ chính biến đổi khí hậu. Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy, loài ruồi này đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu và có thể đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng khi nhiệt độ Trái Đất tiếp tục tăng.