Thuế bảo vệ môi trường là gì? Thuế bảo vệ môi trường khác gì thuế khí thải

Hiện nay, mỗi lít xăng được bán ra đều đã bao gồm thuế bảo vệ môi trường, nhưng không phải ai cũng biết thuế bảo vệ môi trường là gì, điểm khác biệt của thuế này với các loại thuế khác như thuế khí thải như nào? Điều này càng được nhiều người tò mò, bởi từ năm 2024 TP. Hà Nội dự kiến sẽ thu phí khí thải đối với xe máy.

Thuế bảo vệ môi trường là gì?​

Thuế bảo vệ môi trường là gì? Thuế bảo vệ môi trường khác gì thuế khí thải
Thuế bảo vệ môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước. Nhằm điều tiết các hoạt động có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Thuế bảo vệ môi trường được xem là một loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Đánh thuế môi trường là hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường.
Luật thuế bảo vệ môi trường gồm 4 chương, 13 điều, trong đó quy định rõ nhóm các mặt hàng chịu thuế bảo vệ môi trường như xăng dầu, than đá, dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (dung dịch HCFC), túi ni lông, thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản… Đây là những mặt hàng khi sử dụng sẽ có tác động xấu đến môi trường sinh thái. Luật thuế bảo vệ môi trường có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2012.
Thuế bảo vệ môi trường là gì? Thuế bảo vệ môi trường khác gì thuế khí thải
Theo quy định của Luật thuế bảo vệ môi trường, đối tượng chịu thuế gồm 08 nhóm hàng hóa sau:
Xăng dầu (xăng, nhiên liệu bay, diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn). Đây là các sản phẩm có chứa một số chất hóa học như chì, lưu huỳnh,... ngay cả khi chưa sử dụng các chất chứa trong xăng dầu đã phát thải ra môi trường và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng chịu thuế nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu. Các nước EU đang đánh thuế đối với nhiên liệu ( xăng 0,42 Euro/lít, dầu Diesel 0,30 Euro/lít); Singapore: 0,4 đôla Singapo/ lít xăng.

Thuế bảo vệ môi trường khác thuế khí thải như nào?​

So với thuế bảo vệ môi trường hướng đến sản phẩm gây ảnh hưởng môi trường như xăng, dầu. Thuế khí thải hướng đến phương tiện di chuyển trên đường.
Thuế bảo vệ môi trường là gì? Thuế bảo vệ môi trường khác gì thuế khí thải
Cụ thể, từ năm 2024 TP. Hà Nội dự kiến sẽ kiểm định tiêu chuẩn khí thải của xe máy sau 5 năm sử dụng. Trong trường hợp, không đạt tiêu chuẩn khí thải có thể bị thu phí và hạn chế lưu thông tại một số khu vực ở Hà Nội.
Bên cạnh đó, TP. Hà Nội cũng sẽ tổ chức thí điểm kiểm định hàng năm với xe máy từ 5 năm sử dụng trở lên, có thể nghiên cứu dán tem để phân biệt. Thành phố sẽ xây dựng hệ thống kiểm soát khí thải xe máy bao gồm
170 trạm kiểm định cố định và lưu động; đầu tư hệ thống camera giao thông để phát hiện xe xả khói đen (có thể sử dụng chung với camera giao thông hiện có).
Như vậy có thể thấy, đối với người đi xe máy kể từ năm 2024, sẽ phải chịu thêm khoản thuế ngoài thuế bảo vệ môi trường. Với những xe không đạt tiêu chuẩn khí thải, chủ phương tiện sẽ phải đóng thuế định kỳ theo năm để được di chuyển ở trong nội thành.
Nếu như áp dụng thuế khí thải, thành phố sẽ phải đối diện với lượng phương tiện lớn cần kiểm định. Điều này sẽ khiến cho quá trình quản lý trở nên khó khăn hơn và thiếu sự đồng bộ đối với toàn bộ phương tiện.
Đặc biệt, nếu sử dụng tem dán để xác định xe đã kiểm định khí thải, cũng sẽ trở thành rào cản đối với chủ phương tiện. Khác với ô tô khi tem dán trong xe sẽ có độ bền tốt hơn, tem dán ở ngoài xe máy sẽ dễ dàng bị bong tróc và sinh ra những hiểu lầm không đáng có khi kiểm soát.

Phương tiện công cộng chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng

Đầu tiên, nằm ở hạ tầng phương tiện công cộng, mặc dù đã có ô tô buýt và đường sắt trên cao nhưng những yêu cầu cơ bản sử dụng của dân vẫn chưa được đáp ứng.
Thuế bảo vệ môi trường là gì? Thuế bảo vệ môi trường khác gì thuế khí thải
Phương tiện xe buýt vẫn còn tình trạng gây khó chịu với trải nghiệm của người dân. Bên cạnh đó, tuyến xe buýt thường không đáp ứng đủ với nhu cầu sử dụng xe hiện tại.
Đặc biệt, với thói quen di chuyển của người Việt, đi xe buýt và ga đường sắt chưa thực sự phù hợp. Bởi nhiều người thường có thói quen di chuyển nhiều nơi với nhiều đoạn ngắn khác nhau.

Thuế bảo vệ môi trường là gì? Thuế bảo vệ môi trường khác gì thuế khí thải
Sau thời gian dài hoạt động, có thể thấy đường sắt trên cao chưa đáp ứng nhu cầu của người dân khi khá ít người sử dụng vào khung giờ cao điểm.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top