Thương vụ NVIDIA mua lại ARM với giá 66 tỉ USD sụp đổ. Giờ sao?

Thương vụ mua lại gã khổng lồ bán dẫn ARM với giá trị hàng chục tỉ USD của NVIDIA đã chính thức sụp đổ. Cả hai công ty đều lên tiếng xác nhận hủy bỏ thương vụ này và khẳng định “những thách thức đáng kể liên quan đến các quy định” chính là lý do lớn nhất.
Thương vụ NVIDIA mua lại ARM với giá 66 tỉ USD sụp đổ. Giờ sao?
NVIDIA đã lên những kế hoạch lớn cho ARM, nhưng thỏa thuận này đã nhận được sự phản đối gay gắt ngay từ thời điểm đầu tiên công bố. Liệu đây có phải là một tổn thất lớn đối với lĩnh vực điện toán hay không? Hay thương vụ này đã lường trước thất bại trước khi có thể bắt đầu?
Thỏa thuận mua lại này được công bố lần đầu vào tháng 09/2020. Thời điểm đó, nó có trị giá 40 tỉ USD. Tuy nhiên, do thương vụ chủ yếu liên quan đến cố phiếu chứ không chỉ đơn thuần là tiền mặt, thế nên, tại thời điểm thực hiện, NVIDIA sẽ phải trả 66 tỉ USD để mua lại ARM. Giờ đây, khi thương vụ đổ bể, NVIDIA sẽ mất khoản tiền gửi 1,25 tỉ USD mà họ đã thỏa thuận với SoftBank – công ty mẹ của ARM. SoftBank đã thông báo rằng họ sẽ chuyển sang lộ trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) do thương vụ này không thành công.
Việc NVIDIA cố gắng thâu tóm ARM đã nhận được sự phản đối quyết liệt từ các đối thủ trong ngành cũng như các cơ quan chính phủ. Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) đã khởi kiện nhằm mục đích ngăn không cho thương vụ này xảy ra, đồng thời tin rằng đó là “sự hợp nhất theo chiều dọc bất hợp pháp”. ARM có trụ sở tại Vương quốc Anh và chính quyền tại đây cũng không chấp thuận thương vụ mua lại này. Đảm bảo việc làm có thể là một trong những lo ngại của họ. ARM sử dụng hơn 3.000 nhân công tại Anh và tổng cộng có hơn 6.000 nhân viên. Tuy nhiên, các kế hoạch của NVIDIA dường như liên quan đến việc tạo ra công ăn việc làm thay vì phá đi những gì ARM đã gây dựng.
Thương vụ NVIDIA mua lại ARM với giá 66 tỉ USD sụp đổ. Giờ sao?
Gã khổng lồ card đồ họa đã lên kế hoạch đầu tư đáng kể sau khi mua lại ARM, bao gồm cả việc mở rộng hoạt động của công ty ở Cambridge, Anh, với 1 trung tâm nghiên cứu và giáo dục AI. Họ cũng có ý định xây dựng siêu máy tính AI sử dụng công nghệ của NVIDIA/ARM. Tuy nhiên, những kế hoạch này không đủ để dập tắt những lo lắng của các đối thủ cạnh tranh cũng như những cơ quan pháp lý.
Nếu giấc mơ sở hữu ARM của NVIDIA không đột ngột kết thúc, công ty sẽ có khả năng tự cung tự cấp hơn bao giờ hết. Nếu cứ tiến triển tốt đẹp, không loại trừ khả năng, NVIDIA sẽ tung ra những con chip tương tự Apple Silicon của nhà Táo, vốn cũng sử dụng kiến trúc ARM.
Như NVIDIA thừa nhận trong tuyên bố liên quan đến sự thất bại của thương vụ này, ARM có một tương lai tươi sáng phía trước, trải dài trong nhiều ngành công nghiệp. Trong thập kỉ tới, các bộ xử lý ARM có thể mở rộng phạm vi tiếp cận của mình, vượt xa các sản phẩm ở cấp độ tiêu dùng và tiến đến AI, siêu máy tính cũng như robot.
Trong trường hợp như vậy, việc thâu tóm ARM của NVIDIA chắc chắn sẽ là một trong những thương vụ mua lại lớn nhất mà ngành công nghiệp từng chứng kiến. ARM là một gã khổng lồ thiết kế chip đã và đang mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang nhiều công ty cũng như vô số thiết bị. KIến trúc ARM có thể được tìm thấy trong các sản phẩm của Apple, Samsung, Intel, Qualcomm và thậm chí là chính NVIDIA. Danh sách đối tác phong phú đó có lẽ là một trong những lý do khiến thương vụ này gặp nhiều rủi ro ngay từ ban đầu.
Nhiều người lo lắng rằng việc NVIDIA sở hữu ARM sẽ tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Với việc ARM cung cấp sức mạnh cho các sản phẩm của nhiều đối thủ cạnh tranh NVIDIA, chắc chắn sẽ có những hành vi mờ ám, dù rằng trên thực tế, NVIDIA sẽ có rất ít cơ hội để thực hiện những hành động không công bằng vì có rất nhiều cặp mắt theo dõi mọi hành động của họ.
Thương vụ NVIDIA mua lại ARM với giá 66 tỉ USD sụp đổ. Giờ sao?
CEO NVIDIA Jensen Huang
Dù thương vụ mua lại này đã đổ vể, thế nhưng, NVIDIA tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục hợp tác với ARM để liên tục cải thiện năng suất. Dĩ nhiên, lời tuyên bố này sẽ không bao gồm các kế hoạch mà NVIDIA đã vạch ra trong trường hợp mua lại ARM.
Jensen Huang, CEO của NVIDIA, tuyên bố: “ARM có một tương lai tươi sáng và chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ họ với tư cách là công ty được cấp phép đáng tự hào trong nhiều thập kỉ tới. Dù không trở thành một công ty duy nhất, chúng tôi vẫn sẽ hợp tác chặt chẽ với ARM.”
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top