Trước khi Ấn Độ thành công, Liên Xô từng ôm tham vọng đặt chân lên Mặt Trăng tương tự nhưng đều thất bại. Suốt 11 lần thực hiện nhiệm vụ không gian, đội tàu Liên Xô đều có cùng 1 kết cục: bị mắc kẹt, thất bại, bị rơi, thất bại, bị rơi, trượt mục tiêu,... Không 1 lần nào thành công trong số đó cả. Nhưng những thất bại đó đã trở thành kinh nghiệm quý báu cho cộng đồng thiên văn học thế giới.
Ấn Độ chính thức trở thành nước đầu tiên đáp thành công xuống gần cực Nam Mặt Trăng, cũng như thành quốc gia thứ 4 trên thế giới hạ cánh thành công xuống vệ tinh này. Nhiệm vụ không gian thành công đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên về năng lực hàng không vũ trụ của Ấn Độ. Tuy nhiên, theo 1 ước tính kinh tế mới đây từ CNBC, con số mà nước này bỏ ra cho dự án còn đáng nể phục hơn nữa.
Bóng của tàu vũ trụ Chandrayaan-3 được nhìn thấy trên bề mặt mặt trăng
Ước tính của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết sứ mệnh Chandrayaan-3 tiêu tốn khoảng 75 triệu USD. Con số thấp đáng kinh ngạc trong lĩnh vực này. Cần phải biết, ngay cả bộ phim Gravity ở Hollywood cũng đã có ngân sách đầu tư lên tới 100 triệu USD. Tức dự án vũ trụ của Ấn Độ còn chưa bằng 1 phim tầm trung ở kinh đô điện ảnh.
Nhưng tất nhiên đó là ước tính ban đầu của cơ quan Ấn Độ. Thực tế sứ mệnh này đã bị trì hoãn 2 năm và số tiền bỏ ra thực tế có thể đã vượt mức 75 triệu USD kia. Tuy nhiên, so với dự án Mặt Trăng của Mỹ thì con số này vẫn nhẹ nhàng lắm. Thậm chí mới đây, NASA đã phải đẩy mạnh hợp tác thuê ngoài các công ty tư nhân để giảm bớt chi phí. Một số máy móc cho tàu đổ bộ lên Mặt Trăng do bên tư nhân sản xuất.
Mức chi tiêu cho hàng không vũ trụ của từng quốc gia so với GDP
Được biết, họ đã giao nhiệm vụ phát triển 1 số bộ phận cho 14 hãng tư nhân. Mỗi hợp đồng có trị giá 70 triệu USD ngang với dự án Ấn Độ, trong khi tổng ngân sách đã dự kiến mức 2,6 tỷ USD. Tính kiểu gì thì bên Ấn Độ cũng khống chế chi phí tốt hơn hẳn, vừa hoàn thành sứ mệnh vừa tiết kiệm. Thậm chí, nếu bạn biết mức ngân sách hàng năm được cấp của mỗi cơ quan, chắc chắn còn ngạc nhiên nữa.
Năm 2023, NASA được cấp hơn 25 tỷ USD còn ISRO chỉ có vỏn vẹn 1,6 tỷ USD. Tính theo phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Mỹ chi nhiều nhất cho các nhiệm vụ không gian mặc dù con số chỉ chiếm 0,28% GDP. Nhưng nó vẫn vượt xa mức 0,04% GDP của Ấn Độ, theo báo cáo tháng 7 về nền kinh tế vũ trụ toàn cầu của Space Foundation.
Bây giờ, Ấn Độ đã trở thành 1 tên tuổi đáng gờm trong cuộc chạy đua khám phá vũ trụ, trong khi Nga dần bị thay thế bởi Trung Quốc. Có thể nói, nhóm 3 nước có vị thế lớn nhất hiện nay về hàng không vũ trụ là Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Với lợi thế của nền kinh tế lớn và dân số đông, Ấn Độ có thể tận dụng thành công từ Chandrayaan-3 làm bàn đạp cho những kế hoạch tiến xa hơn trong tương lai.
>>> Vì sao người Nga thất bại khi hạ cánh xuống Mặt Trăng?
Ấn Độ chính thức trở thành nước đầu tiên đáp thành công xuống gần cực Nam Mặt Trăng, cũng như thành quốc gia thứ 4 trên thế giới hạ cánh thành công xuống vệ tinh này. Nhiệm vụ không gian thành công đã khiến cả thế giới phải ngạc nhiên về năng lực hàng không vũ trụ của Ấn Độ. Tuy nhiên, theo 1 ước tính kinh tế mới đây từ CNBC, con số mà nước này bỏ ra cho dự án còn đáng nể phục hơn nữa.
Ước tính của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) cho biết sứ mệnh Chandrayaan-3 tiêu tốn khoảng 75 triệu USD. Con số thấp đáng kinh ngạc trong lĩnh vực này. Cần phải biết, ngay cả bộ phim Gravity ở Hollywood cũng đã có ngân sách đầu tư lên tới 100 triệu USD. Tức dự án vũ trụ của Ấn Độ còn chưa bằng 1 phim tầm trung ở kinh đô điện ảnh.
Nhưng tất nhiên đó là ước tính ban đầu của cơ quan Ấn Độ. Thực tế sứ mệnh này đã bị trì hoãn 2 năm và số tiền bỏ ra thực tế có thể đã vượt mức 75 triệu USD kia. Tuy nhiên, so với dự án Mặt Trăng của Mỹ thì con số này vẫn nhẹ nhàng lắm. Thậm chí mới đây, NASA đã phải đẩy mạnh hợp tác thuê ngoài các công ty tư nhân để giảm bớt chi phí. Một số máy móc cho tàu đổ bộ lên Mặt Trăng do bên tư nhân sản xuất.
Được biết, họ đã giao nhiệm vụ phát triển 1 số bộ phận cho 14 hãng tư nhân. Mỗi hợp đồng có trị giá 70 triệu USD ngang với dự án Ấn Độ, trong khi tổng ngân sách đã dự kiến mức 2,6 tỷ USD. Tính kiểu gì thì bên Ấn Độ cũng khống chế chi phí tốt hơn hẳn, vừa hoàn thành sứ mệnh vừa tiết kiệm. Thậm chí, nếu bạn biết mức ngân sách hàng năm được cấp của mỗi cơ quan, chắc chắn còn ngạc nhiên nữa.
Năm 2023, NASA được cấp hơn 25 tỷ USD còn ISRO chỉ có vỏn vẹn 1,6 tỷ USD. Tính theo phần trăm tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Mỹ chi nhiều nhất cho các nhiệm vụ không gian mặc dù con số chỉ chiếm 0,28% GDP. Nhưng nó vẫn vượt xa mức 0,04% GDP của Ấn Độ, theo báo cáo tháng 7 về nền kinh tế vũ trụ toàn cầu của Space Foundation.
>>> Vì sao người Nga thất bại khi hạ cánh xuống Mặt Trăng?