Hoàng Nam
Writer
Theo Sci-News, đó là một khám phá rất thú vị bởi hành tinh này chỉ cách chúng ta 52 năm ánh sáng, quay quanh một ngôi sao lùn đỏ một chòm Xà Phu.
Hành tinh này từng được quan sát lần đầu bởi Dự án MEarth năm 2009, có đường kính gấp 2,9 lần Trái Đất và nặng gấp 8 lần, mang các yếu tố giống với Sao Hải Vương của hệ Mặt Trời.
Ban đầu nó không được cho là thú vị bởi khoảng cách khiến nó dường như quá nóng để sinh sống hay sở hữu nước lỏng. Tuy nhiên "mắt thần" của James Webb đã làm thay đổi nhiều thứ.
Quan trọng nhất là nó vẫn có nước, ở dạng bốc hơi và là một phần chính của bầu khí quyển. Theo nhà thiên văn học Eliza Kempton từ Đại học Maryland, hành tinh này hoàn toàn bị bao phủ bởi một loại sương mù hoặc một lớp mây dày nào đó.
Gliese 1214b - Ảnh đồ họa từ NASA/JPL-Caltech
"Nếu thực sự giàu nước, hành tinh này có thể là một thế giới nước với một lượng lớn vật chất nước và băng giá tồn tại vào thời điểm hình thành của nó" - tiến sĩ Kempton nói.
Sử dụng một phương pháp mới, các nhà khoa học cũng lập bản đồ nhiệt và nhận thấy nó mát hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, nhiệt độ trung bình ban ngày là 279 độ C, ban đêm là 165 độ C.
Sự thay đổi lớn như vậy chỉ có thể tạo nên bởi nước hoặc khí methane dày đặc trong khí quyển.
Nhiệt độ nói trên là quá nóng với con người, nhưng các nhà khoa học không còn khẳng định nó là một hành tinh chết - bởi với các phát hiện gần đây như các sinh vật cực đoan ngay trên Trái Đất, dấu hiệu sự sống trên Sao Kim cực nóng, không gì có thể nói trước.
Thậm chí hành tinh này có khả năng là thế giới nước trước đây, với một thứ gì đó như sự sống có thể đã tồn tại rồi tuyệt chủng như các nhà khoa học nghi ngờ ở Sao Hỏa hay Sao Kim.
Với phát hiện mới, thế giới thú vị này sẽ tiếp tục nằm dưới sự "chăm sóc đặc biệt" của các nhà khoa học.
Nghiên cứu về nước của Gliese 1214b vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.
Hành tinh này từng được quan sát lần đầu bởi Dự án MEarth năm 2009, có đường kính gấp 2,9 lần Trái Đất và nặng gấp 8 lần, mang các yếu tố giống với Sao Hải Vương của hệ Mặt Trời.
Ban đầu nó không được cho là thú vị bởi khoảng cách khiến nó dường như quá nóng để sinh sống hay sở hữu nước lỏng. Tuy nhiên "mắt thần" của James Webb đã làm thay đổi nhiều thứ.
Quan trọng nhất là nó vẫn có nước, ở dạng bốc hơi và là một phần chính của bầu khí quyển. Theo nhà thiên văn học Eliza Kempton từ Đại học Maryland, hành tinh này hoàn toàn bị bao phủ bởi một loại sương mù hoặc một lớp mây dày nào đó.
"Nếu thực sự giàu nước, hành tinh này có thể là một thế giới nước với một lượng lớn vật chất nước và băng giá tồn tại vào thời điểm hình thành của nó" - tiến sĩ Kempton nói.
Sử dụng một phương pháp mới, các nhà khoa học cũng lập bản đồ nhiệt và nhận thấy nó mát hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây, nhiệt độ trung bình ban ngày là 279 độ C, ban đêm là 165 độ C.
Sự thay đổi lớn như vậy chỉ có thể tạo nên bởi nước hoặc khí methane dày đặc trong khí quyển.
Nhiệt độ nói trên là quá nóng với con người, nhưng các nhà khoa học không còn khẳng định nó là một hành tinh chết - bởi với các phát hiện gần đây như các sinh vật cực đoan ngay trên Trái Đất, dấu hiệu sự sống trên Sao Kim cực nóng, không gì có thể nói trước.
Thậm chí hành tinh này có khả năng là thế giới nước trước đây, với một thứ gì đó như sự sống có thể đã tồn tại rồi tuyệt chủng như các nhà khoa học nghi ngờ ở Sao Hỏa hay Sao Kim.
Với phát hiện mới, thế giới thú vị này sẽ tiếp tục nằm dưới sự "chăm sóc đặc biệt" của các nhà khoa học.
Nghiên cứu về nước của Gliese 1214b vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature.