myle.vnreview
Writer
Các nhà khoa học đã có lời giải thích mới về lý do tại sao vắc xin ngừa COVID-19 chứa adenovirus - như của AstraZeneca và Johnson & Johnson - có nguy cơ gây cục máu đông nghiêm trọng.
Vắc xin COVID-19 do AstraZeneca sản xuất có nguy cơ rối loạn đông máu hiếm gặp - Ảnh: LIVE SCIENCE.
Các cục máu đông hiếm gặp liên quan đến một số loại vắc xin ngừa COVID-19 đời đầu (hiện không còn được sử dụng) là vắc xin AstraZeneca và Johnson & Johnson (J&J), có thể là kết quả của hai phản ứng miễn dịch mất kiểm soát xảy ra cùng một lúc.
Một trong những phản ứng miễn dịch này đã được biết đến, nhưng phản ứng thứ hai, được đăng trên tạp chí Blood, là một khám phá mới.
Phát hiện này giúp giải thích tình trạng đông máu phát triển như thế nào và chỉ ra các phương pháp điều trị tốt hơn, cũng như đề xuất cách tạo ra vắc xin an toàn hơn cho những người dễ bị tác dụng phụ.
Cả hai mũi tiêm đều chứa vi rút cảm lạnh thông thường gọi là Adenovirus đã được điều chỉnh, để chúng không thể lây nhiễm vào tế bào.
Các vi rút này được sửa đổi bằng cách mang một phần ADN của vi rút SARS-CoV-2, loại vi rút Corona gây ra bệnh COVID-19, vào cơ thể.
Không giống các mũi tiêm ngừa COVID-19 của Moderna và Pfizer-BioNTech có chứa RNA, vắc xin J&J và AstraZeneca không cần bảo quản siêu lạnh, khiến chúng dễ tiếp cận hơn ở những vùng gặp khó trong việc bảo quản.
Ngay sau chiến dịch tiêm vắc xin J&J và AstraZeneca, các bác sĩ bắt đầu báo cáo các trường hợp đông máu - rất giống một chứng rối loạn đã biết trước đây có tên là giảm tiểu cầu do Heparin (HIT).
Tiến sĩ Andreas Greinacher, bác sĩ chuyên về rối loạn đông máu tại Bệnh viện Đại học Greifswald ở Đức, cho biết khoảng 20 - 30 năm trước, HIT đã ảnh hưởng đến 3,5% bệnh nhân được thay khớp gối hoặc hông. Ở những bệnh nhân này, heparin - một chất làm loãng máu thường được dùng để ngăn ngừa cục máu đông - thực sự lại gây ra tình trạng đông máu nhanh chóng.
Vắc xin ngừa COVID dựa trên Adenovirus gây ra tình trạng tương tự như HIT, mặc dù các nhà khoa học đã đặt cho nó một từ viết tắt mới VITT để phản ánh nguồn gốc khác nhau.
Các nhà nghiên cứu báo cáo: khoảng 1/50.000 người dưới 50 tuổi được tiêm vắc xin bị cục máu đông, và khoảng 1/100.000 người từ 50 tuổi trở lên cũng bị như vậy.
Tiến sĩ Greinacher giải thích: “Mục tiêu lớn của chúng tôi hiện nay là tìm ra yếu tố nào trong vắc xin đang gây ra tình trạng này. Một khi tìm ra, tôi chắc chắn rằng có những nhà công nghệ sinh học rất thông minh có thể sửa đổi véc tơ Adenovirus để yếu tố này không còn tồn tại nữa".
Các nhà khoa học đã sớm phát hiện ra nó có liên quan đến PF4, một tín hiệu hóa học do tiểu cầu giải phóng, và khiến tế bào máu hình thành cục máu đông.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, sau khi tiêm vắc xin dựa trên Adenovirus, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại PF4. Những kháng thể này sẽ bám vào PF4 và tạo thành các khối, sau đó có thể liên kết với các thụ thể gọi là Fc trên các tiểu cầu khác. Điều này sẽ kích hoạt tiểu cầu và dẫn đến phản ứng đông máu nhanh chóng.
Nghiên cứu mới về máu cho thấy chỉ riêng PF4 cũng kích hoạt bộ thụ thể thứ hai khiến tiểu cầu tích tụ. Đây có thể là lý do thứ hai khiến quá trình đông máu trở nên rối loạn.
Tiến sĩ Nazy cho biết nghiên cứu mới cho thấy thực tế có hai cách khác nhau để PF4 hoạt động trong VITT. Hai con đường này không độc quyền và có thể hoạt động song song.
Phillip Nicolson, phó giáo sư lâm sàng về y học tim mạch tại Đại học Birmingham (Anh) và là người đứng đầu nghiên cứu mới, nói với tờ Live Science: “Những gì chúng tôi đã chỉ ra là ngoài chất kích hoạt kháng thể đó, bản thân cơ thể còn có PF4 liên kết với tiểu cầu và kích hoạt chúng, mang lại tác dụng gấp đôi. Đó có thể là lý do tại sao sự đông máu xảy ra ở mức độ có hại".
Nguồn: Tuổi trẻ
Các cục máu đông hiếm gặp liên quan đến một số loại vắc xin ngừa COVID-19 đời đầu (hiện không còn được sử dụng) là vắc xin AstraZeneca và Johnson & Johnson (J&J), có thể là kết quả của hai phản ứng miễn dịch mất kiểm soát xảy ra cùng một lúc.
Một trong những phản ứng miễn dịch này đã được biết đến, nhưng phản ứng thứ hai, được đăng trên tạp chí Blood, là một khám phá mới.
Phát hiện này giúp giải thích tình trạng đông máu phát triển như thế nào và chỉ ra các phương pháp điều trị tốt hơn, cũng như đề xuất cách tạo ra vắc xin an toàn hơn cho những người dễ bị tác dụng phụ.
Một tác dụng phụ hiếm gặp của vắc xin
Rối loạn đông máu liên quan đến vắc xin, được gọi là giảm tiểu cầu huyết khối miễn dịch do vắc xin (VITT), rất hiếm gặp và có liên quan đến hai loại vắc xin Johnson & Johnson (J&J) và AstraZeneca ngừa COVID-19.Cả hai mũi tiêm đều chứa vi rút cảm lạnh thông thường gọi là Adenovirus đã được điều chỉnh, để chúng không thể lây nhiễm vào tế bào.
Các vi rút này được sửa đổi bằng cách mang một phần ADN của vi rút SARS-CoV-2, loại vi rút Corona gây ra bệnh COVID-19, vào cơ thể.
Không giống các mũi tiêm ngừa COVID-19 của Moderna và Pfizer-BioNTech có chứa RNA, vắc xin J&J và AstraZeneca không cần bảo quản siêu lạnh, khiến chúng dễ tiếp cận hơn ở những vùng gặp khó trong việc bảo quản.
Ngay sau chiến dịch tiêm vắc xin J&J và AstraZeneca, các bác sĩ bắt đầu báo cáo các trường hợp đông máu - rất giống một chứng rối loạn đã biết trước đây có tên là giảm tiểu cầu do Heparin (HIT).
Tiến sĩ Andreas Greinacher, bác sĩ chuyên về rối loạn đông máu tại Bệnh viện Đại học Greifswald ở Đức, cho biết khoảng 20 - 30 năm trước, HIT đã ảnh hưởng đến 3,5% bệnh nhân được thay khớp gối hoặc hông. Ở những bệnh nhân này, heparin - một chất làm loãng máu thường được dùng để ngăn ngừa cục máu đông - thực sự lại gây ra tình trạng đông máu nhanh chóng.
Vắc xin ngừa COVID dựa trên Adenovirus gây ra tình trạng tương tự như HIT, mặc dù các nhà khoa học đã đặt cho nó một từ viết tắt mới VITT để phản ánh nguồn gốc khác nhau.
Các nhà nghiên cứu báo cáo: khoảng 1/50.000 người dưới 50 tuổi được tiêm vắc xin bị cục máu đông, và khoảng 1/100.000 người từ 50 tuổi trở lên cũng bị như vậy.
Tiến sĩ Greinacher giải thích: “Mục tiêu lớn của chúng tôi hiện nay là tìm ra yếu tố nào trong vắc xin đang gây ra tình trạng này. Một khi tìm ra, tôi chắc chắn rằng có những nhà công nghệ sinh học rất thông minh có thể sửa đổi véc tơ Adenovirus để yếu tố này không còn tồn tại nữa".
Làm sáng tỏ VITT
Lần đầu tiên VITT được quan sát thấy ở những bệnh nhân tiêm vắc xin COVID-19 vào tháng 2-2021.Các nhà khoa học đã sớm phát hiện ra nó có liên quan đến PF4, một tín hiệu hóa học do tiểu cầu giải phóng, và khiến tế bào máu hình thành cục máu đông.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, sau khi tiêm vắc xin dựa trên Adenovirus, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống lại PF4. Những kháng thể này sẽ bám vào PF4 và tạo thành các khối, sau đó có thể liên kết với các thụ thể gọi là Fc trên các tiểu cầu khác. Điều này sẽ kích hoạt tiểu cầu và dẫn đến phản ứng đông máu nhanh chóng.
Nghiên cứu mới về máu cho thấy chỉ riêng PF4 cũng kích hoạt bộ thụ thể thứ hai khiến tiểu cầu tích tụ. Đây có thể là lý do thứ hai khiến quá trình đông máu trở nên rối loạn.
Tiến sĩ Nazy cho biết nghiên cứu mới cho thấy thực tế có hai cách khác nhau để PF4 hoạt động trong VITT. Hai con đường này không độc quyền và có thể hoạt động song song.
Phillip Nicolson, phó giáo sư lâm sàng về y học tim mạch tại Đại học Birmingham (Anh) và là người đứng đầu nghiên cứu mới, nói với tờ Live Science: “Những gì chúng tôi đã chỉ ra là ngoài chất kích hoạt kháng thể đó, bản thân cơ thể còn có PF4 liên kết với tiểu cầu và kích hoạt chúng, mang lại tác dụng gấp đôi. Đó có thể là lý do tại sao sự đông máu xảy ra ở mức độ có hại".
Nguồn: Tuổi trẻ