Tìm thấy mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi được sơn bằng máu người

N
Giáp Lê
Phản hồi: 0

nhhgiap

Pearl
Một nhóm nghiên cứu gần đây đã tiến hành kiểm tra lớp sơn phủ trên một chiếc mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi, được phát hiện ở một ngôi mộ thuộc giới quý tộc nằm ở miền tây Peru (ngày nay được gọi là Sicán). Lớp sơn màu đỏ phủ trên mặt nạ sau đó được tìm thấy có chứa máu người.
Tìm thấy mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi được sơn bằng máu người
Chất màu tạo nên màu sắc của sơn được xác định là chu sa cách đây hơn 30 năm, nhưng chất kết dính - thứ làm cho sắc tố lan rộng và dính vào một bề mặt - vẫn còn là một bí ẩn. Nhóm nghiên cứu đã lấy một mẫu sơn và tiến hành phân tích protein bằng cách ánh xạ các yếu tố mẫu vào cơ sở dữ liệu protein, từ trứng chim, máu người, nước bọt, chất sừng cho đến da của con người. Nghiên cứu sau đó được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Proteome.
“Protein trong máu xuất hiện ngay lần đầu thử nghiệm, không phải protein thiên nhiên mà là trong máu. Điều này khiến chúng tôi chuyển hướng sang tìm kiếm dựa trên cơ sở dữ liệu máu. Vì tinh tinh không sống ở Peru, chúng tôi nghĩ hẳn nó thuộc về con người và kết quả đúng với dự đoán này”, Luciana Carvalho, một nhà khảo cổ học tại Đại học Oxford chuyên về xác bã hữu cơ cho biết.
Protein trong nước bọt, da và keratin (xuất hiện ở nhiều bộ phận trên cơ thể chúng ta, nhưng đáng chú ý nhất là ở tóc và móng tay) đã bị loại bỏ khỏi phân tích của nhóm vì chúng có thể là sản phẩm phụ trong khi tiến hành xử lý hơn là do phương thức chôn truyền thống.
Giả thuyết protein trong trứng cũng không chắc chắn. Mặc dù một lượng ít xương gà ở Nam Mỹ có niên đại trước khi người châu Âu đến, nhưng nguồn gốc thực sự của chúng bắt đầu khi người Colombia đưa gà đến châu Mỹ. Loài vịt Muscovy cũng là một lựa chọn nhưng protein bị thay đổi quá nhiều nên khó xác nhận.
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, những chiếc mặt nạ danh dự bằng vàng xuất hiện khắp nơi chôn cất cá nhân quý tộc của người Sicán. Trước khi phát hiện chiếc mặt này, giới khoa học gặp nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu do phần lớn mặt nạ được làm sạch một cách bất cẩn, làm nhẵn hoặc thậm chí bị tước sơn, trang sức trước khi trưng bày tại bảo tàng. Do đó, chiếc mặt nạ Sicán là một cơ hội hiếm có để đào sâu cách nó được xử lý khi chôn cất cùng người chết.

Tìm thấy mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi được sơn bằng máu người
Theo báo cáo, các loại sơn làm từ chu sa chỉ được dành cho giới thượng lưu trong cộng đồng Sicán, dân thường chỉ được dùng ochres. “Máu trên mặt nạ như một thứ sơn trang trí đại diện cho “sinh lực”, điều rất quan trọng với người tôn thờ dòng máu như người Sicán. Dựa theo phân tích từ tập tục hiến tế người, nạn nhân thường bị cắt nhiều vết trên cơ thể hơn là bị giết ngay lập tức để rút nhiều máu nhất có thể”.
“Có một vài tài liệu viết về thời Thuộc địa Tây Ban Nha ghi lại những câu chuyện thần thoại tiền Tây Ban Nha. Nội dung chủ yếu nói về giới quý tộc đều có xuất thân từ ngôi sao hay quả trứng (những vật cao quý thời bấy giờ). Họ có tổ tiên khác với dân thường”.
“Rất có thể tầng lớp quý tộc Sicán (cũng giống như nhiều nền văn minh khác) đã lan truyền những câu chuyện thần thoại nhằm tách biệt họ với phần còn lại trong xã hội, qua đó hợp pháp hóa quyền lực, của cải. Việc sử dụng máu cũng là hệ quả của niềm tin đó, nó như chất kết dính để mở rộng tín điều tôn giáo, quý tộc Sicán tin rằng điều đó sẽ biến họ trở thành thần linh như tổ tiên họ”,
Carvalho nói.
Bởi vì tin vào phần “sự sống” của “sinh lực”, nhiều ngôi mộ người Sicán được phát hiện đeo mặt nạ trong tư thế nằm ngược, bên cạnh có hài cốt của hai phụ nữ trưởng thành có tư thế nằm giống như đang sinh đẻ và hộ sinh. Theo quan niệm, nó giúp gia tăng cơ hội tái sinh của các vị lãnh đạo. Ngoài ra, trong ngôi mộ còn có hài cốt của hai đứa trẻ trong tư thế nằm sấp.
Nguồn: Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top