Tin là “thần dược,” Trung Quốc tận diệt quần thể lừa châu Phi

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Tin rằng da lừa có thể dùng làm thuốc, Trung Quốc đang vận chuyển hàng tấn da lừa từ châu Phi sang để phục vụ cho nhu cầu tăng cao trong nước. “Eijao” hay còn gọi là cao da lừa, là 1 loại gelatin chiết xuất từ protein collagen trong da lừa. Người Trung Quốc coi đây là 1 vị thuốc cổ truyền, có tác dụng cầm máu, trị chứng mất ngủ, ho khan, chóng mặt,...
Gần đây, nhu cầu cao da lừa ở Trung Quốc tăng đột biến. Mỗi cân có giá khoảng 783 USD, tổng quy mô thị trường tăng lên 7,8 tỷ USD giá trị trong năm 2020. Việc này khiến số lượng lừa bị giết tăng vọt nhằm cung ứng ra thị trường. Đặc biệt tại châu Phi, nơi chiếm 2/3 số lừa toàn cầu. Một số đang lo ngại, nhu cầu quá lớn từ thị trường Trung Quốc có thể đẩy quần thể lừa châu Phi xuống mức báo động.
Theo 1 nghiên cứu của The Donkey Sanctuary, tổ chức từ thiện bảo vệ quần thể lừa, số lượng lừa trên khắp châu Phi đang suy giảm chóng mặt. Không chỉ thế, cả ở Nam Mỹ hay châu Á cũng chứng kiến chuyện tương tự. Tất cả là do nhu cầu sản xuất cao da lừa tăng vọt, đang cần tới 4,8 triệu tấm da lừa hàng năm. Ví dụ ở Botswana, quần thể lừa giảm 37%. Ở Nam Phi, giảm từ 210.000 con năm 1996 xuống 146.000 con vào năm 2019, nguyên nhân do xuất khẩu da lừa.

Tin là “thần dược,” Trung Quốc tận diệt quần thể lừa châu Phi
Một sản phẩm làm từ cao da lừa
Theo giáo sư Charles White, ĐH Connecticut, “collagen trong da là 1 thành phần quan trọng giúp tăng cấu trúc và độ mịn của da. Khi chúng ta già đi, collagen bị hao hụt và phá vỡ, dẫn đến da mất tính đàn hồi, trở nên chảy xệ và nhăn nheo. “Nếu collagen bị suy giảm, nó có thể được bổ sung nhờ collagen bên ngoài có chất lượng cao hơn” - ông cho hay.
Các sản phẩm chăm sóc da như kém chống nắng đều quảng cáo bổ sung collagen, loại bỏ collagen lão hóa và thay bằng nguồn collagen mới, giúp chống lại nếp nhăn và làm chậm quá trình giá hóa tế bào da. Song, vấn đề là liệu niềm tin cao da lừa của người Trung Quốc có đúng hay không. Thực tế, trong nhiều nghiên cứu, da lừa được chứng minh có tác dụng nhất định nhưng là với chuột. Chưa có bằng chứng cụ thể về tác dụng tương tự ở người.
Theo giáo sư White, chưa thể khẳng định collagen từ da lừa giúp con người chống lại lão hóa.
Đến giờ phút này, chưa có 1 nghiên cứu y khoa bài bản nào chứng minh rõ ràng tác dụng của cao da lừa như lời đồn thổi. Tương tự những câu truyền miệng về tác dụng thần dược của sừng tê giác, xương hổ,... Hơn nữa, kể cả khi da lừa là nguồn bổ sung collagen hiệu quả, giáo sư cũng lưu ý rằng không nhất thiết phải giết lừa để kiếm nguồn collagen bổ sung đó. Theo Vicki Kotsirilos, phó giáo sư tại ĐH Monash, nói: “Collagen là loại protein dồi dào nhất trong cơ thể người. Nó là thành phần chính của xương, da, gân, cơ và sụn.”

Tin là “thần dược,” Trung Quốc tận diệt quần thể lừa châu Phi
Quần thể lừa đang sụt giảm nhanh chóng
Chính vì thế, collagen cũng có thể bổ sung từ nhiều nguồn khác như da, xương, cơ của động vật, thịt cá… Bạn cũng có thể ninh nhừ xương lấy collagen trong nước hầm. Nếu thực sự muốn bổ sung collagen, bạn chỉ cần xây dựng 1 chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất.
Đối với quần thể lừa, đây thực sự là vấn đề nghiêm trọng. Có đến 158 triệu người trông cậy vào lừa để kiếm sống. Có những gia đình ở Ghana, cả nhà trông cậy vào con lừa để tăng năng suất lao động, những đứa trẻ được đi học. Do buôn bán lừa bị cấm, hầu như hoạt động giao dịch vẫn đang diễn ra trong bóng tối do các tổ chức buôn lậu thực hiện. Điều này khiến việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn.
Chưa bao giờ lừa châu Phi lại đối mặt với nguy hiểm tồn vong như hiện nay. Nếu Trung Quốc tiếp tục coi ca da lừa là 1 loại thuốc cổ truyền hữu hiệu, sẽ ngày càng nhiều con lừa bị giết mổ chỉ để lấy da.

>>> Tôm hùm xanh siêu quý hiếm
Nguồn: Newsweek.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top