VNR Content
Pearl
Hơn một tuần trở lại đây, nhiều người dùng iPhone liên tục nhận được những tin nhắn không rõ nguồn gốc. Chúng quảng cáo về một công việc với mức lương lên tới 50 triệu đồng mỗi tháng.
"Amazon cần tuyển nhân viên làm việc tại nhà. Số lượng 100 người. Mô tả công việc: xử lý đơn hàng từ nền tảng thương mại điện tử Amazon. Lương hàng tháng từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, ít nhất 500.000 đồng đến 3 triệu đồng mỗi ngày", lời quảng cáo được đưa ra trong những tin nhắn rác.
Tin nhắn rác mà nhiều người dùng iPhone nhận được trong thời gian gần đây (Ảnh: Thế Anh).
Những tin nhắn này được gửi đi từ nhiều địa chỉ iMessage khác nhau, chẳng hạn như email dạng ***@shanyou***.com, hoặc Apple***@doc34.com.
"Mỗi lần chúng lại đến từ một địa chỉ khác nhau. Tôi cứ chặn địa chỉ này thì chúng lại được gửi đến từ một địa chỉ khác", anh Trần Ngọc, một nhân viên văn phòng tại quận 8, TPHCM chia sẻ.
Trong vai một người tìm việc, phóng viên của Dân trí đã liên hệ theo số điện thoại được đề cập ở tin nhắn. Khi trao đổi về cách kiếm tiền, người hướng dẫn đã yêu cầu đóng một khoản phí trước khi chia sẻ về công việc. Không được đáp ứng, người này lập tức xóa mọi tin nhắn và chặn liên hệ. Hiện tại, số điện thoại này cũng đã không thể liên lạc được.
Khoảng một năm trở lại đây, tin nhắn rác trên nền tảng iMessage xuất hiện dày đặc và liên tục "tấn công" người dùng iPhone. Vào tháng 7/2021, lợi dụng tâm lý muốn kiếm thêm thu nhập của người dân trong mùa dịch, nhiều tin nhắn rác được gửi đi với thông điệp quảng cáo một công việc kiếm tiền online. Tuy vậy, khi làm theo hướng dẫn, người dùng lại được đưa đến một trang web cá độ cờ bạc.
Chiêu trò này tiếp tục lặp lại vào cuối năm 2021. Thậm chí, nhiều tin nhắn quảng cáo còn ngang nhiên giới thiệu các ứng dụng đánh bài cùng với hàng loạt trò cá độ khác như tài xỉu, đá gà...
Những tin nhắn spam này chứa đầy đủ hình ảnh và đường link dẫn tới các trang web đánh bài, cá độ. Chưa dừng lại ở đó, tin nhắn này còn đi kèm thông tin quảng cáo tuyển thêm "đại lý" với mức cam kết chia hoa hồng khoảng 30-50% mỗi tháng.
Việc spam quảng cáo thông qua iMessage được cho là tương đối dễ thực hiện nhưng lại khó có thể ngăn chặn. Theo đó, chỉ cần đăng ký tài khoản Apple ID bằng số điện thoại rác hoặc email, những đối tượng trên có thể dễ dàng gửi tin nhắn kèm các tệp tin đa phương tiện đến hàng loạt người dùng iPhone.
Đoạn tin nhắn mời chào người dùng tham gia cá độ bóng đá được gửi qua iMessage (Ảnh: Thế Anh).
Ngay cả Apple cũng chưa có cách xử lý triệt để vấn đề này. Trên trang hỗ trợ trực tuyến, Apple khuyến cáo người dùng nên sử dụng tính năng "Báo cáo tin rác" nếu gặp phải trường hợp bị spam.
Cụ thể, để không phải nhận tin nhắn rác trên iMessage, người dùng có thể chặn những số điện thoại lạ thường xuyên gửi tin nhắn spam. Bên cạnh đó, người dùng có thể sử dụng tính năng "Lọc người gửi không xác định". Lúc này, tin nhắn vẫn được gửi đến điện thoại nhưng sẽ được xếp vào danh sách riêng. Cuối cùng, người dùng hãy báo cáo các tin nhắn rác này với Apple.
Sau khi đã thực hiện tất cả giải pháp trên mà vẫn bị làm phiền bởi những tin nhắn rác, người dùng có thể tạm thời tắt tính năng iMessage.
Theo Dân Trí
"Amazon cần tuyển nhân viên làm việc tại nhà. Số lượng 100 người. Mô tả công việc: xử lý đơn hàng từ nền tảng thương mại điện tử Amazon. Lương hàng tháng từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, ít nhất 500.000 đồng đến 3 triệu đồng mỗi ngày", lời quảng cáo được đưa ra trong những tin nhắn rác.
Những tin nhắn này được gửi đi từ nhiều địa chỉ iMessage khác nhau, chẳng hạn như email dạng ***@shanyou***.com, hoặc Apple***@doc34.com.
"Mỗi lần chúng lại đến từ một địa chỉ khác nhau. Tôi cứ chặn địa chỉ này thì chúng lại được gửi đến từ một địa chỉ khác", anh Trần Ngọc, một nhân viên văn phòng tại quận 8, TPHCM chia sẻ.
Trong vai một người tìm việc, phóng viên của Dân trí đã liên hệ theo số điện thoại được đề cập ở tin nhắn. Khi trao đổi về cách kiếm tiền, người hướng dẫn đã yêu cầu đóng một khoản phí trước khi chia sẻ về công việc. Không được đáp ứng, người này lập tức xóa mọi tin nhắn và chặn liên hệ. Hiện tại, số điện thoại này cũng đã không thể liên lạc được.
Khoảng một năm trở lại đây, tin nhắn rác trên nền tảng iMessage xuất hiện dày đặc và liên tục "tấn công" người dùng iPhone. Vào tháng 7/2021, lợi dụng tâm lý muốn kiếm thêm thu nhập của người dân trong mùa dịch, nhiều tin nhắn rác được gửi đi với thông điệp quảng cáo một công việc kiếm tiền online. Tuy vậy, khi làm theo hướng dẫn, người dùng lại được đưa đến một trang web cá độ cờ bạc.
Chiêu trò này tiếp tục lặp lại vào cuối năm 2021. Thậm chí, nhiều tin nhắn quảng cáo còn ngang nhiên giới thiệu các ứng dụng đánh bài cùng với hàng loạt trò cá độ khác như tài xỉu, đá gà...
Những tin nhắn spam này chứa đầy đủ hình ảnh và đường link dẫn tới các trang web đánh bài, cá độ. Chưa dừng lại ở đó, tin nhắn này còn đi kèm thông tin quảng cáo tuyển thêm "đại lý" với mức cam kết chia hoa hồng khoảng 30-50% mỗi tháng.
Việc spam quảng cáo thông qua iMessage được cho là tương đối dễ thực hiện nhưng lại khó có thể ngăn chặn. Theo đó, chỉ cần đăng ký tài khoản Apple ID bằng số điện thoại rác hoặc email, những đối tượng trên có thể dễ dàng gửi tin nhắn kèm các tệp tin đa phương tiện đến hàng loạt người dùng iPhone.
Ngay cả Apple cũng chưa có cách xử lý triệt để vấn đề này. Trên trang hỗ trợ trực tuyến, Apple khuyến cáo người dùng nên sử dụng tính năng "Báo cáo tin rác" nếu gặp phải trường hợp bị spam.
Cụ thể, để không phải nhận tin nhắn rác trên iMessage, người dùng có thể chặn những số điện thoại lạ thường xuyên gửi tin nhắn spam. Bên cạnh đó, người dùng có thể sử dụng tính năng "Lọc người gửi không xác định". Lúc này, tin nhắn vẫn được gửi đến điện thoại nhưng sẽ được xếp vào danh sách riêng. Cuối cùng, người dùng hãy báo cáo các tin nhắn rác này với Apple.
Sau khi đã thực hiện tất cả giải pháp trên mà vẫn bị làm phiền bởi những tin nhắn rác, người dùng có thể tạm thời tắt tính năng iMessage.
Theo Dân Trí