Tin tôi đi, điện thoại gập chưa thể thay thế tablet đâu, giống như tablet chưa bao giờ thay được laptop

Cứ vài năm trôi qua, lại có một công nghệ mới xuất hiện với mục đích thay thế một thứ đã có trước đó, bất kể thiết bị ban đầu đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống thường ngày của chúng ta ra sao. Đầu tiên là tablet nhăm nhe chiếm thị phần của laptop. Rồi nay là điện thoại màn hình gập tìm cách “truy sát” tablet. Nhưng xin thưa, đó là một ý tưởng tồi. Điện thoại màn hình gập không phải là sản phẩm thay thế cho tablet.
Tin tôi đi, điện thoại gập chưa thể thay thế tablet đâu, giống như tablet chưa bao giờ thay được laptop

Điện thoại màn hình gập có tính cơ động cực cao…

Trừ khi bạn có một cái túi quần rộng nhất thế giới, mà cho dù có đi chăng nữa, bạn chắc chắn không thể nhét vừa một chiếc tablet cỡ vừa. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn mang theo được một chiếc điện thoại màn hình gập nhờ thiết kế gọn gàng của nó. Điện thoại màn hình gập là một…chiếc điện thoại khi bạn cần, và kiêm luôn vai trò tablet khi có quá nhiều thứ cần hiển thị.
Hãy hình dung bạn đến một nơi xa lạ. Với chiếc Samsung Galaxy Z Fold 4 trong tay, bạn có thể đặt hai ứng dụng Chrome và Google Maps cạnh nhau để vừa tìm đường đến một nhà hàng nào đó, vừa lướt xem thực đơn tại đó có món gì thú vị. Đa nhiệm như vậy trên một chiếc Galaxy Tab là điều khá dễ dàng, nhưng khi đó bạn buộc phải đứng lại và dán mắt vào màn hình - làm sao có thể vừa bước đi, vừa rút tablet ra, vừa thao tác trên đó được cơ chứ?
Tiếp theo là vấn đề về máy ảnh. Điện thoại màn hình gập là điện thoại, nên chúng sở hữu hệ thống camera như…điện thoại. Trong khi tablet được trang bị camera chỉ để cho có mà thôi. Ví dụ cụ thể là Galaxy Z Fold 4 có cụm camera giống Galaxy S22 Plus, còn Galaxy Tab S8 Ultra - mẫu tablet hàng đầu của Samsung - chỉ có camera ngang với Galaxy A11 “cùi bắp”. Bạn có thể sử dụng camera của Fold như với bất kỳ smartphone nào, nhưng chụp ảnh bằng Galaxy Tab thì thôi, dừng lại ngay kẻo bị cười vào mặt!
Một chiếc tablet thì muôn đời vẫn là tablet, nhưng một chiếc điện thoại màn hình gập thì thiên biến vạn hóa - lúc mở ra, lúc đóng lại, thậm chí mở hờ cũng dùng được. Dù vẫn phải giải quyết vấn đề vết hằn màn hình, nhưng nói đi nói lại, mang theo một chiếc điện thoại màn hình gập bên mình mỗi ngày vẫn dễ dàng hơn nhiều.
Tin tôi đi, điện thoại gập chưa thể thay thế tablet đâu, giống như tablet chưa bao giờ thay được laptop

Nhưng dùng để xem phim thì chán ốm

Không cần biết chiếc điện thoại màn hình gập của bạn mạnh đến thế nào, nếu muốn ngồi xuống và xem phim hay video, tablet sẽ là lựa chọn tốt hơn. Vết hằn giữa màn hình không phải là vấn đề - mấu chốt nằm ở tỉ lệ màn hình. Điện thoại màn hình gập có tỉ lệ màn hình gần như vuông, bởi nó được ghép lại từ hai màn hình nhỏ hình chữ nhật; còn tablet lại có màn hình rộng. Bạn đã hiểu vấn đề chưa?
Xin lấy dẫn chứng dễ hiểu tại sao xem phim trên điện thoại màn hình gập chẳng khác gì đày đọa bản thân:
Samsung Galaxy Z Fold 4 có tỉ lệ màn hình lớn là 21,6:18, làm tròn thành 5:4. Ngược lại, loạt tablet Galaxy Tab có tỉ lệ màn hình 16:10, tức rộng hơn nhiều. 16:10 cũng gần tương tự các tỉ lệ phổ biến như 1,85:1 và 2,35:1, do đó hầu hết phim và video sẽ không hiển thị kèm các dải đen ngớ ngần mà chúng ta hay gọi là “letterbox”.
Tất nhiên, bạn vẫn có thể xem video trên điện thoại màn hình gập, nhưng buộc phải chấp nhận những hạn chế của nó. Galaxy Z Fold 4 mất gần một nửa điện tích màn hình vì hiệu ứng letterbox - đôi lúc khiến hình ảnh hiển thị trông chẳng lớn hơn trên màn hình Galaxy S22 Ultra hay một thiết bị truyền thống khác là bao.
Có một bộ phim khá đặc sắc là The Lighthouse, vốn được quay ở tỉ lệ 1,19:1, tương đương khoảng 4,8:4 - khá hoàn hảo để xem trên Fold, nhỉ? Không đâu, bạn nhìn hình dưới đi:
Tin tôi đi, điện thoại gập chưa thể thay thế tablet đâu, giống như tablet chưa bao giờ thay được laptop
Những dải đen hiện ra thậm chí còn dày hơn, và không chỉ ở hai bên đâu. Toàn bộ phim bị hiệu ứng letterbox, khiến nó lọt thỏm vào giữa màn hình - khi bạn zoom lên để video lấp đầy màn hình, độ nét của nó sẽ bị giảm sút. Ngược lại, trên Galaxy Tab S8 Ultra, phim hiển thị vừa vặn chiều dọc màn hình, cho chúng ta những khung hình với kích cỡ gần như bằng Galaxy Z Fold 4! Phim vẫn sẽ có hai dải đen ở bên trái và phải màn hình, nhưng hiển thị to hơn, rõ hơn là thích rồi!
Bỏ đi ý nghĩ “thay thế”
Ở đây, chúng ta không tẩy chay tablet, cũng chẳng tẩy chay điện thoại màn hình gập. Điều bạn cần hiểu là hãy ngừng ngay ý tưởng sản phẩm này được tạo ra để thay thế sản phẩm kia. Cả tablet và điện thoại màn hình gập đều có những ưu thế chung, giống như tablet và laptop có cùng một số điểm mạnh dù là đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, chúng vẫn làm được những điều đối thủ không thể, đủ để tìm được một chỗ đứng riêng và đáp ứng được những nhu cầu đa dạng của người dùng.
Tin tôi đi, điện thoại gập chưa thể thay thế tablet đâu, giống như tablet chưa bao giờ thay được laptop
Google đã phát triển Android 12L nhằm giúp cả tablet và điện thoại màn hình gập tận dụng tối đa màn hình cỡ lớn của chúng. Taskbar của Android 12L cho phép kiểm soát những thiết bị màn hình lớn dễ dàng hơn, trong khi bố cục ứng dụng cải tiến giúp chúng ta không còn cảm giác đang dùng một chiếc điện thoại phóng to nữa. Dẫu vậy, phần mềm không thể bù đắp cho phần cứng. Nó sẽ không biến camera của Galaxy Tab S8 Ultra chụp ngon như điện thoại, và sẽ không giúp một bộ phim màn hình rộng vừa vặn hoàn hảo với màn hình vuông của Galaxy Z Fold 4.
Tóm lại, điều quan trọng là bạn biết được công cụ nào phù hợp cho công việc nào. Nếu ngồi trên xe hoặc muốn xem nốt một tập phim Gia tộc rồng trước giờ đi ngủ, tablet sẽ tốt hơn. Nếu đang bước vội trên đường và muốn đa nhiệm, điện thoại màn hình gập có lẽ hợp lý hơn. Mỗi thiết bị đều có điểm mạnh, điểm yếu - cớ gì phải ép bản thân chỉ được dùng một thiết bị vì nó được quảng cáo là “sự thay thế” cho thiết bị còn lại?
Tham khảo: AndroidAuthority
>> Apple và Samsung đang cố thay đổi cách chúng ta dùng smartphone
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top