Tình hình Thủy điện Thác Bà hiện nay ra sao?

Trên các nhóm mạng xã hội (tôi thấy ít nhất hai nhóm tôi tham gia) đang lan truyền thông tin phương án xấu nhất về hồ Thủy điện Thác Bà, trong khi đó vừa xong các bác dẫn lời của lãnh đạo EVN và Bộ NN và PTNT khẳng định thủy điện Thác Bà an toàn.

Đến 12h15 ngày 11/9, lưu lượng nước về hồ thủy điện Thác Bà giảm còn 2.950m3/s, trong khi lượng xả ra là 2.952m3, tức cân bằng vào - ra.

1726039125280.png

Sáng nay, 11/9/2024, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã đến thị sát tình hình hồ thủy điện Thác Bà và kiểm tra công tác vận hành công trình này. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đến thời điểm này, hồ thủy điện Thác Bà bảo đảm an toàn. Do đó, bà con hoàn toàn có thể yên tâm.
1726039853852.png

Nhà máy thủy điện Thác Bà khánh thành vào ngày 5/10/1971 là một công trình lịch sử thể hiện ý chí của tinh thần đoàn kết vượt khó, quyết tâm chinh phục tự nhiên, biến tiềm lực của tự nhiên thành dòng điện quý giá phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhà máy thủy điện Thác Bà được xây dựng vào thời điểm vô cùng đặc biệt khi chiến tranh nước ta vẫn còn khốc liệt và kinh tế miền Bắc còn gặp nhiều khó khăn. Đây là thủy điện đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa với sự giúp đỡ về khoa học - kỹ thuật của Liên Xô. Công trình thủy điện được xây dựng trong quãng thời gian khá dài và chia làm 2 giai đoạn gồm công tác khảo sát thiết kế và quá trình thi công.

Công tác khảo sát và lên ý tưởng bản vẽ được những kỹ sư hàng đầu của Việt Nam và Liên Xô thực hiện từ năm 1959 đến 1961. Sau đó 3 năm, vào ngày 19/08/1964 Nhà máy thủy điện Thác Bà được bắt đầu khởi công. Sau hơn 10 năm xây dựng, nhà máy đã được khởi động và hòa vào lưới điện quốc gia vào ngày 05/10/1971.

Ban đầu chức năng chủ yếu của thủy điện Thác Bà là cung cấp một nguồn điện ổn định để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân miền Bắc, là cơ sở để xây dựng và phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn cho nước ta. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, ngày nay Nhà máy thủy điện Thác Bà còn mang thêm nhiều sứ mệnh như: kết hợp với các hồ thủy điện khác để điều tiết và giảm nhẹ lũ lụt cho vùng đồng bằng, góp phần phát triển du lịch Yên Bái, cải tạo môi trường và hệ sinh thái tự nhiên.
1726039331021.png

1726039306551.png

Hồ Thác Bà - nơi được ví như "Hạ Long trên núi" vùng Tây Bắc là một trong 3 hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam được hình thành khi xây dựng Nhà máy thủy điện Thác Bà. Rộng gần 20 nghìn ha nước mặt gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi, hồ Thác Bà là một kỳ quan của tỉnh Yên Bái và được công nhận là Di tích Lịch sử danh thắng cấp Quốc gia từ tháng 9/1996…

1726039369858.png

Toàn cảnh đập chính nhà máy thủy điện Thác Bà.

Thủy điện Thác Bà ở sông nào?

Công trình đầu mối Hồ thủy điện Thác Bà và Nhà máy thủy điện Thác Bà trên sông Chảy (một nhánh lớn của sông Lô) đặt tại Thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 190 km về phía tây bắc.

Thủy điện Thác Bà chảy về đâu?​

Nguồn nước đổ vào hồ chủ yếu là sông Chảy, và một số sông ngòi nhỏ như ngòi Hanh, ngòi Cát.

Sông Chảy nhận nước từ rừng núi phía Tây Bắc tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái. Cùng với các nguồn nước khác, sau khi đổ vào hồ Thác Bà thì theo các tổ máy và cửa xả, nước sông Chảy theo dòng đi tiếp rồi hợp lưu với sông Lô ở địa phận huyện Đoan Hùng, Phú Thọ.

Từ đây, sông Lô chảy tiếp rồi cùng sông Đà từ vùng Tây Bắc đổ xuống, hợp lưu vào sông Hồng đoạn gần Việt Trì, rồi xuôi về Hà Nội và các tỉnh hạ lưu. #bãoyagitrựctiếp
 
  • 1726039294002.png
    1726039294002.png
    711.8 KB · Lượt xem: 35


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top