Thời báo New York và OpenAI có thể sắp gặp nhau tại tòa án.
Theo trang NPR, các luật sư của báo New York Times đang cân nhắc đến việc kiện OpenAI để bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến tờ báo của mình, theo hai người nắm được thông về các cuộc thảo luận giữa New York Times và OpenAI.
Trong nhiều tuần, tờ New York Times và công ty phát triển ChatGPT đã bị mắc kẹt trong các cuộc đàm phán căng thẳng nhằm đạt được thỏa thuận cấp phép. Theo đó, OpenAI sẽ trả tiền cho New York Times để sử dụng các bài viết của tờ báo này cho các công cụ AI. Nhưng các cuộc thảo luận đã trở nên gây tranh cãi đến mức tờ báo đang xem xét hành động pháp lý.
Hai người nắm được thông tin về các cuộc thảo luận đã yêu cầu giấu tên vì họ không được phép phát biểu công khai về vấn đề này.
Vụ kiện từ New York Times chống lại OpenAI sẽ tạo ra một tiền lệ về tranh chấp pháp lý liên quan đến bảo vệ bản quyền trong thời đại AI phát triển.
Mối quan tâm hàng đầu của New York Times là ChatGPT đang trở thành đối thủ trực tiếp với tờ báo bằng cách tạo ra nội dung trả lời câu hỏi dựa trên các bài báo của chính New York Times. Lo ngại này tăng cao bởi các công ty công nghệ sử dụng các công cụ AI tổng quát trong các công cụ tìm kiếm. Microsoft, công ty đã đầu tư hàng tỷ đô la vào OpenAI, đã dùng ChatGPT để đổi mới công cụ tìm kiếm Bing.
Nếu ai đó tìm kiếm thông tin trên mạng, họ nhận được câu trả lời dài từ công cụ AI lấy nguồn từ các bài viết của New York Times, thì nhu cầu truy cập trang web của tờ báo sẽ giảm đi rất nhiều, một người tham gia vào các cuộc đàm phán cho biết.
Các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT đã thu thập dữ liệu trên internet dùng làm “thức ăn” cho các chatbot phản hồi các câu hỏi khác nhau của người dùng. Đến nay, việc thu thập kho dữ liệu khổng lồ trên Internet của ChatGPT có hợp pháp hay không vẫn là một câu hỏi mở.
Nếu OpenAI bị phát hiện đã sao chép bất hợp pháp các bài báo của New York Times để đào tạo mô hình AI của mình thì tòa án có thể ra lệnh cho công ty này hủy tập dữ liệu của ChatGPT và buộc công ty phải tạo lại tập dữ liệu bằng những nội dung được phép sử dụng.
Bên cạnh đó, luật bản quyền liên bang của Mỹ cũng đưa ra các hình phạt tài chính nghiêm khắc, với khoản tiền phạt lên tới 150.000 USD cho mỗi hành vi vi phạm "cố ý thực hiện".
Daniel Gervais, đồng giám đốc chương trình sở hữu trí tuệ tại Đại học Vanderbilt, người nghiên cứu về AI, cho biết: “Nếu bạn đang sao chép hàng triệu tác phẩm thì nguy cơ khai tử công ty sẽ rất cao nếu dính án bản quyền. Luật bản quyền là một thanh gươm sẽ treo lơ lửng trên đầu các công ty AI trong vài năm trừ khi họ tìm ra một giải pháp."
New York Times đã đàm phán với OpenAI sau khi tờ báo này tuyên bố không tham gia cùng các tổ chức truyền thông khác để đàm phán với các công ty công nghệ về việc sử dụng nội dung trong các mô hình AI. Một người tại tờ New York Times cho biết việc không tham gia cùng các tổ chức truyền thông khác không liên quan đến bất kỳ vụ kiện tụng tiềm ẩn nào chống lại OpenAI.
Vào tháng 6/2023, giám đốc điều hành của New York Times, Meredith Kopit Levien, cho biết tại Liên hoan Cannes Lions rằng đã đến lúc các công ty công nghệ phải trả phần công bằng cho việc khai thác kho lưu trữ khổng lồ của tờ báo.
“Phải có sự trao đổi giá trị hợp lý cho nội dung đã được sử dụng và nội dung sẽ tiếp tục được sử dụng để đào tạo các mô hình”, Meredith Kopit Levien nói.
Vụ kiện của New York Times nếu diễn ra sẽ tạo ra tiền lệ, lôi kéo sự tham gia của nhiều hãng truyền thông khác nhắm vào các công ty AI.
Mới đây, diễn viên hài Sarah Silverman đã tham gia một vụ kiện tập thể chống lại OpenAI, cáo buộc rằng cô ấy chưa bao giờ cho phép ChatGPT sử dụng phiên bản kỹ thuật số của cuốn hồi ký "The Bedwetter" xuất bản năm 2010 của cô ấy nhưng OpenAI đã “nuốt chửng” từng từ trong cuốn hồi ký một cách bất hợp pháp.
Các công ty AI sáng tạo khác, như Stability AI, công ty phân phối công cụ tạo hình ảnh Stable Diffusion, cũng đã vướng phải các vụ kiện bản quyền.
Getty Images đang kiện Stability AI vì cáo buộc đào tạo một mô hình AI trên hơn 12 triệu bức ảnh Getty Images mà không được phép.
Các chuyên gia pháp lý cho biết các công ty AI có khả năng viện dẫn biện pháp bào chữa được gọi là "học thuyết sử dụng hợp pháp", cho phép sử dụng tác phẩm mà không được phép trong một số trường hợp nhất định bao gồm giảng dạy, phê bình, nghiên cứu và đưa tin.
>> Hàng nghìn tác giả nổi tiếng thế giới đồng loạt đòi các công ty AI trả tiền “đào tạo” AI
Theo trang NPR, các luật sư của báo New York Times đang cân nhắc đến việc kiện OpenAI để bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến tờ báo của mình, theo hai người nắm được thông về các cuộc thảo luận giữa New York Times và OpenAI.
Hai người nắm được thông tin về các cuộc thảo luận đã yêu cầu giấu tên vì họ không được phép phát biểu công khai về vấn đề này.
Vụ kiện từ New York Times chống lại OpenAI sẽ tạo ra một tiền lệ về tranh chấp pháp lý liên quan đến bảo vệ bản quyền trong thời đại AI phát triển.
Mối quan tâm hàng đầu của New York Times là ChatGPT đang trở thành đối thủ trực tiếp với tờ báo bằng cách tạo ra nội dung trả lời câu hỏi dựa trên các bài báo của chính New York Times. Lo ngại này tăng cao bởi các công ty công nghệ sử dụng các công cụ AI tổng quát trong các công cụ tìm kiếm. Microsoft, công ty đã đầu tư hàng tỷ đô la vào OpenAI, đã dùng ChatGPT để đổi mới công cụ tìm kiếm Bing.
Nếu ai đó tìm kiếm thông tin trên mạng, họ nhận được câu trả lời dài từ công cụ AI lấy nguồn từ các bài viết của New York Times, thì nhu cầu truy cập trang web của tờ báo sẽ giảm đi rất nhiều, một người tham gia vào các cuộc đàm phán cho biết.
Các mô hình ngôn ngữ lớn như ChatGPT đã thu thập dữ liệu trên internet dùng làm “thức ăn” cho các chatbot phản hồi các câu hỏi khác nhau của người dùng. Đến nay, việc thu thập kho dữ liệu khổng lồ trên Internet của ChatGPT có hợp pháp hay không vẫn là một câu hỏi mở.
Nếu OpenAI bị phát hiện đã sao chép bất hợp pháp các bài báo của New York Times để đào tạo mô hình AI của mình thì tòa án có thể ra lệnh cho công ty này hủy tập dữ liệu của ChatGPT và buộc công ty phải tạo lại tập dữ liệu bằng những nội dung được phép sử dụng.
Bên cạnh đó, luật bản quyền liên bang của Mỹ cũng đưa ra các hình phạt tài chính nghiêm khắc, với khoản tiền phạt lên tới 150.000 USD cho mỗi hành vi vi phạm "cố ý thực hiện".
Daniel Gervais, đồng giám đốc chương trình sở hữu trí tuệ tại Đại học Vanderbilt, người nghiên cứu về AI, cho biết: “Nếu bạn đang sao chép hàng triệu tác phẩm thì nguy cơ khai tử công ty sẽ rất cao nếu dính án bản quyền. Luật bản quyền là một thanh gươm sẽ treo lơ lửng trên đầu các công ty AI trong vài năm trừ khi họ tìm ra một giải pháp."
New York Times đã đàm phán với OpenAI sau khi tờ báo này tuyên bố không tham gia cùng các tổ chức truyền thông khác để đàm phán với các công ty công nghệ về việc sử dụng nội dung trong các mô hình AI. Một người tại tờ New York Times cho biết việc không tham gia cùng các tổ chức truyền thông khác không liên quan đến bất kỳ vụ kiện tụng tiềm ẩn nào chống lại OpenAI.
Vào tháng 6/2023, giám đốc điều hành của New York Times, Meredith Kopit Levien, cho biết tại Liên hoan Cannes Lions rằng đã đến lúc các công ty công nghệ phải trả phần công bằng cho việc khai thác kho lưu trữ khổng lồ của tờ báo.
“Phải có sự trao đổi giá trị hợp lý cho nội dung đã được sử dụng và nội dung sẽ tiếp tục được sử dụng để đào tạo các mô hình”, Meredith Kopit Levien nói.
Vụ kiện của New York Times nếu diễn ra sẽ tạo ra tiền lệ, lôi kéo sự tham gia của nhiều hãng truyền thông khác nhắm vào các công ty AI.
Mới đây, diễn viên hài Sarah Silverman đã tham gia một vụ kiện tập thể chống lại OpenAI, cáo buộc rằng cô ấy chưa bao giờ cho phép ChatGPT sử dụng phiên bản kỹ thuật số của cuốn hồi ký "The Bedwetter" xuất bản năm 2010 của cô ấy nhưng OpenAI đã “nuốt chửng” từng từ trong cuốn hồi ký một cách bất hợp pháp.
Các công ty AI sáng tạo khác, như Stability AI, công ty phân phối công cụ tạo hình ảnh Stable Diffusion, cũng đã vướng phải các vụ kiện bản quyền.
Getty Images đang kiện Stability AI vì cáo buộc đào tạo một mô hình AI trên hơn 12 triệu bức ảnh Getty Images mà không được phép.
Các chuyên gia pháp lý cho biết các công ty AI có khả năng viện dẫn biện pháp bào chữa được gọi là "học thuyết sử dụng hợp pháp", cho phép sử dụng tác phẩm mà không được phép trong một số trường hợp nhất định bao gồm giảng dạy, phê bình, nghiên cứu và đưa tin.
>> Hàng nghìn tác giả nổi tiếng thế giới đồng loạt đòi các công ty AI trả tiền “đào tạo” AI