“Tôi vui vì mất 10 triệu USD sau khi đóng tài khoản Facebook”

nhhgiap

Pearl
Mới đây, giám đốc của thương hiệu mỹ phẩm handmade nổi tiếng Lush, Mark Constantine, đã có một quyết định hết sức điên rồ. Ông đã quyết định đóng hàng nghìn tài khoản trên những nền tảng như Facebook, Instagram, Snapchat và TikTok vào tối hôm 26/11 - ngày diễn ra sự kiện mua sắm lớn nhất năm “BlackFriday”. Với một công ty nổi tiếng và có tuổi đời lâu như Lush, việc “nghỉ chơi” mạng xã hội sẽ gây ra những tổn thất lớn.
“Tôi vui vì mất 10 triệu USD sau khi đóng tài khoản Facebook”

Lý do cho hành động điên rồ

Chỉ riêng tài khoản Facebook và Instagram của Lush đã có đến 10,6 triệu người theo dõi, nếu đóng tài khoản thì doanh thu bị mất vào khoảng 10 triệu bảng Anh. Nhưng Constantine, một trong những người đồng sáng lập của doanh nghiệp, cho biết họ “không có lựa chọn”, khi xuất hiện ngày càng nhiều chỉ trích liên quan đến các nền tảng mạng xã hội. Hầu hết cáo buộc cho rằng việc dành thời gian trên đó gây suy kiệt sức khỏe tinh thần người trẻ. “Chúng tôi đã thắt chặt nội dung trên các tài khoản, đặc biệt trong thời kỳ Covid-19, những chỉ trích đó không thể phá hủy Lush. Tuy vậy, không thể phủ nhận chúng tôi cũng rất quan tâm đến các nghiên cứu nội bộ bị rò rỉ của Facebook”. “Một trong số đó kết luận sử dụng mạng xã hội khiến những cô gái tuổi teen tự ti với hình ảnh cơ thể bản thân. Dù không muốn nhưng Lush đang thu hút rất nhiều người tiếp cận với những nội dung như vậy, và chúng tôi muốn dừng điều đó lại”, ông nói. Facebook đang phải đối mặt với sự giám sát gắt gao từ nhiều phía sau khi cựu giám đốc mảng sản phẩm của công ty, Frances Haugen tung ra hàng nghìn tài liệu nội bộ. Cáo buộc tệ hại nhất là chính Facebook cũng biết các sản phẩm của họ gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của thanh thiếu niên. Đại diện công ty cho biết: “Khẳng định chúng tôi khuyến khích nội dung xấu và chỉ biết ngồi không là sai sự thật”. Doanh nhân 69 tuổi đã cố gắng điều hành một đế chế làm đẹp có đạo đức kể từ khi thành lập công ty có trụ sở tại Poole vào năm 1995 cùng với 5 người khác, bao gồm cả vợ ông. Lush dịch ra tiếng việt có nghĩa là tươi và xanh, thể hiện những quan điểm cũng như mục đích mà thương hiệu muốn mang lại cho cuộc sống. Sản phẩm của hãng được sản xuất bằng nguyên liệu thân thiện môi trường, với vẻ ngoài rất bắt mắt, làm người ta liên tưởng đến những chiếc bánh “ngon miệng”. Nhờ định hướng và sản phẩm chăm chút như vậy, Lush tránh được nhiều vụ bê bối thị trường như tai họa dùng nhựa, nạn săn cáo, hay cuộc điều tra của cảnh sát ngầm. Trong khi các đối thủ lao đao thậm chí phá sản vì đại dịch, Lush vẫn trụ vững.
“Tôi vui vì mất 10 triệu USD sau khi đóng tài khoản Facebook”
Trước năm 2019, Lush cố gắng từ bỏ mạng xã hội nhưng dịch bệnh khiến công ty phải đóng cửa nhiều cửa hàng, showroom trưng bày, họ đành phải mở lại tài khoản để kết nối với khách hàng. Họ không xóa sổ tài khoản hoàn toàn mà chỉ đóng nó, bài đăng cuối cùng có nội dung khuyến khích mọi người “ngừng cuộn và làm một việc gì khác”. “Chúng tôi không thực hiện nó như một chiêu trò PR, chúng tôi đã làm điều đó vì những lý do chính đáng. Mạng xã hội gây nghiện cho các công ty cũng như các cá nhân", ông nói. 8% doanh thu hàng năm của Lush được chuyển cho các tổ chức từ thiện, công ty luôn đặt yếu tố con người lên hàng đầu vì vậy họ không thể bỏ qua mối liên hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội và tình trạng ***** của giới trẻ. “Chúng ta đang nói đến một vấn đề hết sức nghiêm trọng, ***** ở người trẻ, nó không còn đơn giản là liệu ai đó có nên nhuộm tóc hay không. Lush không thể phớt lờ điều đó”, Constantine nói.

Tổn thất là điều không thể tránh khỏi

Với 400 cửa hàng thuộc sở hữu của công ty trên khắp thế giới, doanh thu đạt 438 triệu bảng Anh vào năm 2020 (doanh thu gấp đôi quy mô nếu tính cả các mối quan hệ đối tác khác), Lush đã sống sót sau đại dịch mặc dù có thua lỗ. Giãn cách khiến doanh thu giảm 20%, nợ 45 triệu bảng Anh tuy nhiên Constantine cho biết doanh số bán hàng hiện tại đang tăng “mạnh hơn bao giờ hết”. Đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến tài chính công ty mà còn tác động đến sức khỏe tinh thần của nhân viên. “Tôi dành một phần ba thời gian làm việc để tìm hiểu tình trạng tâm lý của nhân viên, đồng thời thảo luận phương án cải thiện”, vị giám đốc nói. Mong muốn của Lush là thực hiện những chiến dịch mạnh mẽ về các vấn đề mà họ quan tâm, đặc biệt là tác động tiêu cực của mạng xã hội. Có ý kiến cho rằng tại sao Lush không dùng mạng xã hội như một công cụ giúp lan truyền những thông điệp tích cực, khuyến khích người trẻ hay người tìm được giá trị tốt đẹp qua sản phẩm dầu gội và đồ trang điểm thân thiện với môi trường, nên yêu thương bản thân hơn. Ông trả lời: “Chúng ta đều muốn như vậy nhưng tôi không sẵn sàng mạo hiểu làm điều đó nếu cái giá phải trả là sinh mạng của bất kỳ ai”. Nguồn: The Guardian
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top