Tổng thư ký NATO: 'Không chắc chắn' khi nào Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 13/6 cho biết quy trình để Thụy Điển và Phần Lan xin gia nhập NATO phức tạp hơn dự kiến, và thời gian cụ thể để hai nước được gia nhập hiệp ước "chưa thể xác định".
Ông Jens Stoltenberg đã có chuyến thăm và làm việc với Thủ tướng Thụy Điển Andersson ngày 13/6. Ông Stoltenberg cho biết tại cuộc họp báo chung sau cuộc gặp rằng NATO coi trọng các mối quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ và các vấn đề khác, đồng thời đang hợp tác chặt chẽ với Thụy Điển, Phần Lan và Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết các vấn đề liên quan. Ông cho rằng trong hoàn cảnh hiện tại, điều quan trọng là Thụy Điển phải gửi tín hiệu về xuất khẩu vũ khí và chống khủng bố.
Tổng thư ký NATO: 'Không chắc chắn' khi nào Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cùng Ngoại trưởng hai nước Thụy Điển và Phần Lan.
Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Điển Linde ngày 10/6 cho biết Thụy Điển cam kết đóng góp vào an ninh của toàn khối NATO, bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ. Theo tuyên bố về chính sách đối ngoại, nếu Thụy Điển trở thành thành viên NATO, nước này có thể "thay đổi các điều kiện xuất khẩu vũ khí trong phạm vi quy định của quốc gia" và sẽ tuân thủ các chương trình khác nhau của NATO.
Thụy Điển và Phần Lan chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO vào ngày 18/5. Theo quy định, 30 quốc gia thành viên NATO phải “nhất trí cao” kết nạp thành viên mới. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần nhấn mạnh rằng khi Thụy Điển và Phần Lan tìm cách gia nhập NATO, họ phải ngừng hỗ trợ PKK, "Các đơn vị bảo vệ nhân dân" có vũ trang của người Kurd ở Syria và "Phong trào Gulen", đồng thời dỡ bỏ các hạn chế đối với việc xuất khẩu thiết bị quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thư ký NATO: 'Không chắc chắn' khi nào Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan
Quy trình trở thành thành viên của NATO chưa được chính thức hóa và các bước đối với mỗi ứng viên có thể khác nhau.
Tuy nhiên, trước tiên, quốc gia muốn tham gia NATO phải gửi đơn xin gia nhập. Đơn xin gia nhập thường là một bức thư từ một bộ trưởng hoặc nhà lãnh đạo chính phủ.
Sau đó, NATO sẽ xem xét yêu cầu của quốc gia ứng cử viên. Quá trình này được thực hiện trong cuộc họp của Hội đồng Bắc Đại Tây Dương (NAC) gồm 30 quốc gia thành viên, có thể ở cấp đại sứ.
NAC sẽ quyết định có nên chấp thuận tư cách thành viên của nước ứng viên hay không và các bước phải thực hiện để đạt được điều đó. Điều này phụ thuộc vào mức độ phù hợp của các quốc gia ứng cử viên với các tiêu chuẩn chính trị, quân sự và pháp lý của NATO và liệu họ có đóng góp vào an ninh ở khu vực Bắc Đại Tây Dương hay không. Phần Lan và Thụy Điển hoàn toàn đáp ứng được những điều kiện này.
Các quan chức NATO cho biết, quá trình gia nhập của Phần Lan và Thụy Điển có thể được hoàn tất “trong vài tuần”. Tuy nhiên, quá trình này cũng có thể mất nhiều thời gian hơn, tùy thuộc vào phần chiếm nhiều thời gian nhất của quy trình là 30 nước thành viên NATO phê chuẩn nghị định thư của quốc gia muốn gia nhập. Hiện có Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Thụy Điển, Phần Lan gia nhập NATO nếu không đáp ứng yêu cầu của họ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top