Năm ngoái, Qualcomm đã trình làng chipset di động đầu tiên vượt ngưỡng xung nhịp 3.0GHz, đó là Snapdragon 865+. Nhưng cách đây một thập kỉ, Qualcomm cũng có một chipset Snapdragon làm nên lịch sử khác: chipset di động đầu tiên có tốc độ xung nhịp 1GHz. Và Toshiba TG01 chính là chiếc smartphone đầu tiên sử dụng con chip đó.
Toshiba TG01 được công bố vào tháng 01/2009. Đó là lần đầu tiên giới công nghệ phải sử dụng đơn vị GHz (Gigahertz) để mô tả tốc độ xung nhịp CPU bên trong thiết bị di động. Thực tế, đó không phải là tính năng đáng kinh ngạc duy nhất của thiết bị này.
Chiếc smartphone này vừa lớn vừa nhỏ với màn hình 4,1 inch “cực khủng”. Thời điểm đó, giới công nghệ đã lo ngại rằng liệu thiết bị này có thể sử dụng bằng một tay hay liệu nó có vừa vặn với túi quần. Với tỉ lệ màn hình 5:3 cũng như viền màn hình khá dày, thiết bị này có chiều rộng 70mm và dài 130mm. Chắc chắn, nó không hề khó sử dụng theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng lại khá lớn vào thời điểm đó.
So sánh Toshiba TG01 cùng với Apple iPhone 3GS
Tuy nhiên, tất cả sức mạnh tính toán đó cùng màn hình LCD lớn đều được đặt trong phần khung vỏ chỉ dày 9,9mm. Con số này khá ấn tượng trước khi những chiếc điện thoại mỏng như dao cạo xuất hiện.
Thời điểm đó, Toshiba đã chọn hệ điều hành Windows 6.1 Professional (sau đó được cập nhật lên phiên bản 6.5) nhằm tận dụng tối đa sức mạnh của con chip này. Android chỉ mới xuất hiện vài tháng trước thời điểm đó, vì vậy Windows Mobile dường như không phải là một lựa chọn quá vô lý. Ngoài ra, Toshiba cũng coi đây là một chiếc điện thoại dành cho giới doanh nhân, thế nên hệ điều hành của Microsoft chính là lựa chọn chắc chắn nhất cho con đường đó.
Theo truyền thống, các nhà sản xuất thời điểm đó nên cố gắng hết sức để che đậy giao diện người dùng Windows Mobile xấu xí. Đối với TG01, Toshiba chia màn hình thành 8 dải dọc. Chúng giống như các thư mục để chứa file trên Windows máy tính. Mỗi dải dọc lại đại diện cho 1 danh mục (chẳng hạn như danh bạ, file phương tiện). Chỉ có 3 mục được hiển thị vào thời điểm đó, vì vậy, bạn có thể vuốt sang trái và phải để xem các mục ngoài màn hình, hay vuốt lên và xuống để xem các mục bổ sung trong mỗi danh mục.
Giao diện người dùng trên Toshiba TG01
Phía trên có 1 widget duy nhất. Lúc bấy giờ, các nhà phát triển vẫn đang cố gắng tìm ra giao diện người dùng phù hợp với cảm ứng nhất. Dù sao đi chăng nữa, nếu loại bỏ đi UI tùy biến của Toshiba cũng như những hình ảnh 3D lạ mắt, bạn sẽ thấy một giao diện Windows Mobile xấu xí, trông giống hệt Windows 95.
Màn hình cảm ứng không giúp ích được gì cho chiếc smartphone này, mà đúng hơn màn hình LCD đó lại là một yếu tố đáng bị chê trách. Tấm nền 4,1 inch này có độ phân giải 480x800px đạt mật độ điểm ảnh 228ppi. Nghe có vẻ sắc nét, thế nhưng khả năng hiển thị màu sắc của nó lại bị giới hạn ở mức 65K, dù thời điểm đó đã có một số chiếc điện thoại hiển thị đầy đủ 24-bit. Thực tế, 65K màu chính là một giới hạn của Windows Mobile.
Tệ hơn nữa, màn hình này lại sử dụng công nghệ cảm ứng điện trở lỗi thời, khiến nó không thể nhạy như màn hình cảm ứng điện dung có trên iPhone. Trải nghiệm gõ trên bàn phím ảo không tốt, dù có các phím bấm lớn hơn. Thiết bị này có 1 gia tốc kế nhằm phục vụ cho khả năng tự xoay màn hình, nhưng tính năng đó khá chậm chạp.
Bàn phím ảo cảm ứng trên Toshiba TG01
Đằng sau vẻ đẹp đều có những sự hi sinh. Nói đúng hơn, để có độ dày dưới 1cm, Toshiba TG01 chỉ được trang bị viên pin dung lượng 1.000mAh. Con số này thực ít ỏi bởi những chiếc điện thoại phổ thông hoặc smartphone thời điểm đó cũng đã có dung lượng pin vượt ngưỡng 1.000mAh. Chẳng hạn, chiếc điện thoại Nokia E52 cũng có độ dày 9,9mm nhưng lại được trang bị viên pin 1.500mAh. Hơn nữa, thiết bị này chỉ cung cấp CPU 600MHz cùng màn hình 2,4 inch. Hay chiếc iPhone 3GS ra mắt từ năm 2009 với có độ dày 12,3mm được trang bị viên pin 1.400mAh, nhưng cũng không thể có được danh hiệu thời lượng pin bền bỉ.
Dù sao đi chăng nữa, thiết bị này tập trung vào 3 yếu tố: chipset 1GHz, màn hình 4,1 inch cùng thân máy dày 9,9mm. Những thứ khác chắc chắn kém quan tọng hơn. Chẳng hạn, camera có cảm biến 3,15MP và có thể quay video 480p 30fps. Không tệ nhưng cũng chẳng có gì đáng phấn khích bởi những chiếc điện thoại đầu tiên có khả năng quay 720p cũng ra mắt trong năm 2009. Và một số trong chúng thậm chí còn chẳng cần CPU 1GHz để thực hiện điều đó.
Toshiba TG01
Toshiba TG01 đã tạo ra nhiều sự chú ý khi lần đầu được công bố. Nó đã để lại nhiều ấn tượng khi được trưng bày tại triển lãm MWC 2009. Tuy nhiên, dù có tốc độ xung nhịp và kích thước màn hình vượt trội, chiếc điện thoại này không để lại quá nhiều dấu ấn trong ngành công nghiệp smartphone.
Chỉ sau vài tháng Toshiba TG01 được trình làng, HTC cũng tung ra HTC HD2. Thiết bị này sử dụng chung chipset Snapdragon S1 và được trang bị màn hình 4,3 inch lớn hơn và chạy Windows Mobile 6.5 cùng với Sense UI ưu việt của HTC. Dù có những điểm tương đồng, thế nhưng HTC HD2 lại đạt được vị thế huyền thoại trong ngành công nghiệp smartphone, trong khi Toshiba TG01 gần như lại bị quên lãng và chẳng mấy ai nhớ đến.
Nguồn: GSM Arena
Chiếc smartphone này vừa lớn vừa nhỏ với màn hình 4,1 inch “cực khủng”. Thời điểm đó, giới công nghệ đã lo ngại rằng liệu thiết bị này có thể sử dụng bằng một tay hay liệu nó có vừa vặn với túi quần. Với tỉ lệ màn hình 5:3 cũng như viền màn hình khá dày, thiết bị này có chiều rộng 70mm và dài 130mm. Chắc chắn, nó không hề khó sử dụng theo tiêu chuẩn ngày nay, nhưng lại khá lớn vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, tất cả sức mạnh tính toán đó cùng màn hình LCD lớn đều được đặt trong phần khung vỏ chỉ dày 9,9mm. Con số này khá ấn tượng trước khi những chiếc điện thoại mỏng như dao cạo xuất hiện.
Thời điểm đó, Toshiba đã chọn hệ điều hành Windows 6.1 Professional (sau đó được cập nhật lên phiên bản 6.5) nhằm tận dụng tối đa sức mạnh của con chip này. Android chỉ mới xuất hiện vài tháng trước thời điểm đó, vì vậy Windows Mobile dường như không phải là một lựa chọn quá vô lý. Ngoài ra, Toshiba cũng coi đây là một chiếc điện thoại dành cho giới doanh nhân, thế nên hệ điều hành của Microsoft chính là lựa chọn chắc chắn nhất cho con đường đó.
Theo truyền thống, các nhà sản xuất thời điểm đó nên cố gắng hết sức để che đậy giao diện người dùng Windows Mobile xấu xí. Đối với TG01, Toshiba chia màn hình thành 8 dải dọc. Chúng giống như các thư mục để chứa file trên Windows máy tính. Mỗi dải dọc lại đại diện cho 1 danh mục (chẳng hạn như danh bạ, file phương tiện). Chỉ có 3 mục được hiển thị vào thời điểm đó, vì vậy, bạn có thể vuốt sang trái và phải để xem các mục ngoài màn hình, hay vuốt lên và xuống để xem các mục bổ sung trong mỗi danh mục.
Phía trên có 1 widget duy nhất. Lúc bấy giờ, các nhà phát triển vẫn đang cố gắng tìm ra giao diện người dùng phù hợp với cảm ứng nhất. Dù sao đi chăng nữa, nếu loại bỏ đi UI tùy biến của Toshiba cũng như những hình ảnh 3D lạ mắt, bạn sẽ thấy một giao diện Windows Mobile xấu xí, trông giống hệt Windows 95.
Màn hình cảm ứng không giúp ích được gì cho chiếc smartphone này, mà đúng hơn màn hình LCD đó lại là một yếu tố đáng bị chê trách. Tấm nền 4,1 inch này có độ phân giải 480x800px đạt mật độ điểm ảnh 228ppi. Nghe có vẻ sắc nét, thế nhưng khả năng hiển thị màu sắc của nó lại bị giới hạn ở mức 65K, dù thời điểm đó đã có một số chiếc điện thoại hiển thị đầy đủ 24-bit. Thực tế, 65K màu chính là một giới hạn của Windows Mobile.
Tệ hơn nữa, màn hình này lại sử dụng công nghệ cảm ứng điện trở lỗi thời, khiến nó không thể nhạy như màn hình cảm ứng điện dung có trên iPhone. Trải nghiệm gõ trên bàn phím ảo không tốt, dù có các phím bấm lớn hơn. Thiết bị này có 1 gia tốc kế nhằm phục vụ cho khả năng tự xoay màn hình, nhưng tính năng đó khá chậm chạp.
Đằng sau vẻ đẹp đều có những sự hi sinh. Nói đúng hơn, để có độ dày dưới 1cm, Toshiba TG01 chỉ được trang bị viên pin dung lượng 1.000mAh. Con số này thực ít ỏi bởi những chiếc điện thoại phổ thông hoặc smartphone thời điểm đó cũng đã có dung lượng pin vượt ngưỡng 1.000mAh. Chẳng hạn, chiếc điện thoại Nokia E52 cũng có độ dày 9,9mm nhưng lại được trang bị viên pin 1.500mAh. Hơn nữa, thiết bị này chỉ cung cấp CPU 600MHz cùng màn hình 2,4 inch. Hay chiếc iPhone 3GS ra mắt từ năm 2009 với có độ dày 12,3mm được trang bị viên pin 1.400mAh, nhưng cũng không thể có được danh hiệu thời lượng pin bền bỉ.
Dù sao đi chăng nữa, thiết bị này tập trung vào 3 yếu tố: chipset 1GHz, màn hình 4,1 inch cùng thân máy dày 9,9mm. Những thứ khác chắc chắn kém quan tọng hơn. Chẳng hạn, camera có cảm biến 3,15MP và có thể quay video 480p 30fps. Không tệ nhưng cũng chẳng có gì đáng phấn khích bởi những chiếc điện thoại đầu tiên có khả năng quay 720p cũng ra mắt trong năm 2009. Và một số trong chúng thậm chí còn chẳng cần CPU 1GHz để thực hiện điều đó.
Toshiba TG01 đã tạo ra nhiều sự chú ý khi lần đầu được công bố. Nó đã để lại nhiều ấn tượng khi được trưng bày tại triển lãm MWC 2009. Tuy nhiên, dù có tốc độ xung nhịp và kích thước màn hình vượt trội, chiếc điện thoại này không để lại quá nhiều dấu ấn trong ngành công nghiệp smartphone.
Chỉ sau vài tháng Toshiba TG01 được trình làng, HTC cũng tung ra HTC HD2. Thiết bị này sử dụng chung chipset Snapdragon S1 và được trang bị màn hình 4,3 inch lớn hơn và chạy Windows Mobile 6.5 cùng với Sense UI ưu việt của HTC. Dù có những điểm tương đồng, thế nhưng HTC HD2 lại đạt được vị thế huyền thoại trong ngành công nghiệp smartphone, trong khi Toshiba TG01 gần như lại bị quên lãng và chẳng mấy ai nhớ đến.
Nguồn: GSM Arena