Trái Đất có thể sắp đón một trong những tia lửa mạnh nhất từ Mặt Trời, tương đương 1 tỷ quả bom nhiệt hạch

Các nhà thiên văn học gần đây đã phát hiện ra một vụ nổ lớn ở phía xa của Mặt Trời, có khả năng tạo ra một trong những tia sáng mạnh nhất chưa từng có.
Vụ nổ lớn này đã tạo ra một tia sáng cấp X - một trong những tia lửa lớn nhất mà Mặt Trời có thể tạo ra. Mặc dù Trái Đất may mắn đã không bị ảnh hưởng bởi những cơn bão mặt trời, nhưng các chuyên gia nhận định vết đen gây ra nó có thể sớm hướng thẳng vào hành tinh của chúng ta.
Sự kiện được phát hiện vào ngày 3 tháng 1 bởi Đài quan sát Mặt Trời và Nhật quyển (SOHO), một tàu vũ trụ quay quanh Trái đất do NASA và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu hợp tác điều hành. SOHO đã phát hiện ra một luồng plasma sáng, được gọi là sự phun trào khối vành nhật hoa (CME), xuất hiện từ rìa phía đông nam của Mặt Trời.
CME có khả năng được phát ra bởi một ngọn lửa phía xa ẩn giấu và được xem là sự kiện cấp C, loại cao thứ ba của các ngọn lửa Mặt Trời. Nhưng dựa trên kích thước và sức mạnh của CME có thể nhìn thấy, các chuyên gia tin rằng vụ nổ tiềm ẩn đã sinh ra nó có lẽ đủ lớn để được chỉ định là loại X.

Trái Đất có thể sắp đón một trong những tia lửa mạnh nhất từ Mặt Trời, tương đương 1 tỷ quả bom nhiệt hạch
Tia X phóng ra từ vụ nổ Mặt Trời
Theo NASA, những ngọn lửa loại X mạnh nhất có thể phun ra với lực tương đương khoảng một tỷ quả bom khinh khí (bom H). Nếu chúng không may tiếp cận Trái Đất, có thể gây ra sự cố mất điện và vô tuyến trên diện rộng ở phía bề mặt hành tinh đối diện với Mặt Trời, gây thiệt hại cho các vệ tinh trên quỹ đạo quanh Trái Đất.
Mới đây nhất, vào ngày 5/1, rìa gần nhất của AR3163 bắt đầu xuất hiện trên đường chân trời mặt trời như dự đoán. Nó sẽ sớm hướng thẳng vào Trái Đất và có khả năng bắn ra nhiều tia sáng cấp X hơn, nhưng khả năng bị trúng trực tiếp là tương đối thấp.
Trái Đất hiện đang ở điểm cận nhật - điểm gần Mặt Trời nhất. Hoạt động của mặt trời sẽ tiếp tục tăng mạnh khi chúng ta tiến gần đến đỉnh của chu kỳ mặt trời 11 năm, sẽ xảy ra vào năm 2025. Trong tháng 12/2022, có 24 vết đen hoạt động trên Mặt Trời, con số cao nhất trong vòng 7 năm qua.

>>>Lý thuyết vật lý mới "sự mở rộng của thuyết tương đối đặc biệt": một "kỳ tích" xứng đáng đạt giải Nobel

Nguồn livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top