VNR Content
Pearl
Bạn đã bao giờ đi vào các vòng quay ở công viên giải trí chưa? Khi vòng tròn quay càng nhanh, bạn cảm thấy bị kéo ra ngoài, phải bám chặt lấy thành ghế mới không bị văng đi. Vậy mà Trái Đất quay còn nhanh hơn nhiều, tại sao chúng ta không cần bám víu vào đâu nhỉ? Thực ra, có hai lý do chính khiến chúng ta không cảm thấy Trái Đất quay.
Một lý do là sự quay của Trái Đất rất êm.
Stephanie Deppe, một nhà thiên văn học kiêm chuyên gia nội dung tại Đài quan sát Vera C. Rubin ở Chile, chia sẻ: "Giống như ngồi trên ô tô di chuyển đều trên đường cao tốc, nếu nhắm mắt và bỏ qua tiếng ồn giao thông, bạn sẽ cảm thấy mình đang đứng yên".
Nếu chiếc xe ấy liên tục phanh gấp, bạn mới nhận ra mình đang di chuyển. Ngược lại, khi nó duy trì tốc độ ổn định, bạn sẽ có cảm giác đứng im.
Nói cách khác, "chúng ta không có khái niệm tuyệt đối về chuyển động. Điều quan trọng duy nhất là chuyển động tương đối", theo Greg Gbur, giáo sư vật lý và quang học tại Đại học Bắc Carolina ở Charlotte.
Ông nói thêm: "Những nhà khoa học như Newton và Galileo đã từng đề cập đến điều này. Galileo đã đặt ra một thí nghiệm tưởng tượng: Bạn đang ở trong khoang của một con tàu. Nếu con tàu đang di chuyển trên mặt nước lặng so với khi nó đang neo đậu, theo định luật vật lý, bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào".
Cũng giống như ngồi trên ô tô hay tàu thuyền, mọi thứ trên Trái Đất cũng đang di chuyển cùng chúng ta. Nếu bạn hạ cửa sổ ô tô xuống khi đang đi trên đường cao tốc, bạn sẽ cảm thấy gió tạt vào mặt vì chiếc xe đang đẩy bạn về phía hàng triệu phân tử không khí. Nhưng nếu đóng cửa sổ lại, không khí bên trong xe cũng di chuyển cùng bạn, nên bạn không cảm thấy gió.
Tương tự như vậy, bầu khí quyển của Trái Đất cũng đang di chuyển với tốc độ tương tự như chúng ta - nghĩa là nó đứng yên so với chúng ta.
Lý do thứ hai khiến chúng ta không cảm thấy Trái Đất quay là lực hấp dẫn. "Lực hấp dẫn giữ chúng ta trên Trái Đất mạnh hơn rất nhiều so với lực đẩy chúng ta văng ra ngoài", Deppe giải thích.
Cảm giác bị kéo ra ngoài khi đang đứng trên vòng quay, hay một chiếc xe đang drift, được gọi là gia tốc hướng tâm. Gbur cho biết: "Đó là cảm giác quán tính. Cơ thể bạn muốn di chuyển theo đường thẳng, nhưng nếu bạn đang ở trong xe, chiếc xe sẽ cố gắng kéo bạn theo vòng tròn".
Sự quay của Trái Đất cũng kéo mọi thứ ra ngoài theo cách tương tự, nhưng lực giữ mọi thứ dính chặt xuống mặt đất đã chế ngự lực kéo đó.
Gbur nói: "Gia tốc của trọng lực trên bề mặt Trái Đất khoảng 9,8 m/s², và sự giảm gia tốc do Trái Đất quay ở xích đạo (nơi mọi thứ chuyển động nhanh nhất) khoảng 0,03 m/s². Mặc dù có thể đo được nhưng nó thực sự rất nhỏ so với lực hấp dẫn, vì vậy chúng ta không cảm nhận được".
Stephanie Deppe, một nhà thiên văn học kiêm chuyên gia nội dung tại Đài quan sát Vera C. Rubin ở Chile, chia sẻ: "Giống như ngồi trên ô tô di chuyển đều trên đường cao tốc, nếu nhắm mắt và bỏ qua tiếng ồn giao thông, bạn sẽ cảm thấy mình đang đứng yên".
Nếu chiếc xe ấy liên tục phanh gấp, bạn mới nhận ra mình đang di chuyển. Ngược lại, khi nó duy trì tốc độ ổn định, bạn sẽ có cảm giác đứng im.
Nói cách khác, "chúng ta không có khái niệm tuyệt đối về chuyển động. Điều quan trọng duy nhất là chuyển động tương đối", theo Greg Gbur, giáo sư vật lý và quang học tại Đại học Bắc Carolina ở Charlotte.
Ông nói thêm: "Những nhà khoa học như Newton và Galileo đã từng đề cập đến điều này. Galileo đã đặt ra một thí nghiệm tưởng tượng: Bạn đang ở trong khoang của một con tàu. Nếu con tàu đang di chuyển trên mặt nước lặng so với khi nó đang neo đậu, theo định luật vật lý, bạn sẽ không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt nào".
Cũng giống như ngồi trên ô tô hay tàu thuyền, mọi thứ trên Trái Đất cũng đang di chuyển cùng chúng ta. Nếu bạn hạ cửa sổ ô tô xuống khi đang đi trên đường cao tốc, bạn sẽ cảm thấy gió tạt vào mặt vì chiếc xe đang đẩy bạn về phía hàng triệu phân tử không khí. Nhưng nếu đóng cửa sổ lại, không khí bên trong xe cũng di chuyển cùng bạn, nên bạn không cảm thấy gió.
Tương tự như vậy, bầu khí quyển của Trái Đất cũng đang di chuyển với tốc độ tương tự như chúng ta - nghĩa là nó đứng yên so với chúng ta.
Lý do thứ hai khiến chúng ta không cảm thấy Trái Đất quay là lực hấp dẫn. "Lực hấp dẫn giữ chúng ta trên Trái Đất mạnh hơn rất nhiều so với lực đẩy chúng ta văng ra ngoài", Deppe giải thích.
Cảm giác bị kéo ra ngoài khi đang đứng trên vòng quay, hay một chiếc xe đang drift, được gọi là gia tốc hướng tâm. Gbur cho biết: "Đó là cảm giác quán tính. Cơ thể bạn muốn di chuyển theo đường thẳng, nhưng nếu bạn đang ở trong xe, chiếc xe sẽ cố gắng kéo bạn theo vòng tròn".
Sự quay của Trái Đất cũng kéo mọi thứ ra ngoài theo cách tương tự, nhưng lực giữ mọi thứ dính chặt xuống mặt đất đã chế ngự lực kéo đó.
Gbur nói: "Gia tốc của trọng lực trên bề mặt Trái Đất khoảng 9,8 m/s², và sự giảm gia tốc do Trái Đất quay ở xích đạo (nơi mọi thứ chuyển động nhanh nhất) khoảng 0,03 m/s². Mặc dù có thể đo được nhưng nó thực sự rất nhỏ so với lực hấp dẫn, vì vậy chúng ta không cảm nhận được".