Trái Đất sắp có cơ hội chiêm ngưỡng “Sao chổi Quỷ” một lần duy nhất trong 71 năm

Theo các nhà thiên văn học, một sao chổi lớn hơn đỉnh núi Everest được mệnh danh là “Sao chổi Quỷ” có thể được nhìn thấy bằng mắt thường trong những tuần tới, khi nó tiến vào sâu hơn vào hệ mặt trời trong 71 năm.
Sao chổi này có tên khoa học là 12P/Pons-Brooks với độ sáng cực cao nên người dân tại nhiều quốc gia sẽ có cơ hội được quan sát nó. Các nhà vật lý thiên văn ước tính “Sao chổi Quỷ” sẽ đạt điểm gần Mặt Trời nhất vào ngày 21/4/2024 và sẽ ở gần Trái đất nhất vào ngày 2/6/2024. Đối với hầu hết mọi người, đây sẽ là lần duy nhất trong đời họ được nhìn thấy sao chổi này bởi sau 71 năm nữa, ngôi sao này mới trở lại bên trong hệ Mặt trời, dự kiến vào tháng 8/2095.
Trái Đất sắp có cơ hội chiêm ngưỡng “Sao chổi Quỷ” một lần duy nhất trong 71 năm
Sao chổi 12P/Pons-Brooks xuất hiện bên cạnh Vega, ngôi sao thuộc chòm sao phía bắc Lyra
Theo Jessica Lee - nhà thiên văn học tại Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich, đối với những người ở bán cầu Bắc, thời điểm quan sát “Sao chổi Quỷ” được dự đoán là vào cuối tháng 3 này. NASA cho biết “Sao chổi Quỷ” không gây ra mối đe dọa nào cho Trái đất.
Được cho là có một hạt nhân với đường kính khoảng 30 km, 12P/Pons-Brooks nằm trong nhóm sao chổi băng lạnh, nghĩa là nó phun trào bụi, khí và băng khi áp suất tích tụ bên trong do bị nung nóng. Một đợt phun trào như vậy vào năm 2023 đã khiến 12P/Pons-Brooks sáng lên khoảng 100 lần và được gắn biệt danh “Sao chổi Quỷ” sau khi đám mây mù bao quanh nó tạo thành hình sừng.
Trái Đất sắp có cơ hội chiêm ngưỡng “Sao chổi Quỷ” một lần duy nhất trong 71 năm
Sao chổi 12P/Pons–Brooks phía trên Lâu đài Arundel, Anh
Theo trang web tin tức khoa học “Live Science”, một số chuyên gia dự đoán 12P/Pons-Brooks có thể có một đợt phun trào trên bầu trời vào ngày 8/4/2024. Đó cũng là ngày một số nơi trên thế giới thấy được nhật thực toàn phần. Các nhà nhiếp ảnh thiên văn sẽ rất hào hứng với khoảnh khắc "nghìn năm có một" này.
>> Nếu con người là dạng sống ngoài Trái Đất, thứ gì đã "chở" chúng ta đến hành tinh này?
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top