Nhung Phan
Intern Writer
Động đất là một trong những thảm họa thiên nhiên có sức tàn phá kinh hoàng, gây ảnh hưởng lớn đến con người và cơ sở hạ tầng. Vậy động đất lớn nhất trong lịch sử đã xảy ra ở đâu và cấp độ bao nhiêu? Động đất có bao nhiêu cấp độ và mạnh nhất là cấp độ nào?
Động đất là hiện tượng rung chuyển mặt đất do sự va chạm và dịch chuyển của các mảng kiến tạo trong lòng Trái Đất. Khi các mảng kiến tạo dưới bề mặt Trái Đất va đập hoặc trượt qua nhau, năng lượng được giải phóng dưới dạng những đợt sóng địa chấn, gây ra những rung lắc từ nhẹ đến mạnh.
Động đất thường xảy ra nhiều nhất ở những khu vực giáp ranh giữa các mảng kiến tạo, như ở Vành đai Thái Bình Dương - một khu vực có nhiều núi lửa và động đất nhất trên thế giới.
Trận động đất mạnh 7,7 độ vừa xảy ra tại Myanmar vào chiều 28/3 được xếp vào loại cực mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng (Ảnh: Reuters).
Dù các nhà khoa học đã rất nỗ lực tìm những giải pháp cũng như tận dụng trí tuệ nhân tạo, họ vẫn chưa thể tìm ra cách hiệu quả để dự đoán chính xác thời gian, vị trí cũng như cường độ của các trận động đất, do vậy, các trận động đất lớn xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn về con người và tài sản.
Để đánh giá sức mạnh cũng như tác động của động đất, các nhà khoa học đã phát triển nhiều thang đo khác nhau. Trong đó, thang Richter và thang Mercalli là hai hệ thống thang đo phổ biến nhất.
Thang đo này đo năng lượng địa chấn được giải phóng tại tâm chấn dựa trên biên độ sóng địa chấn ghi nhận được bằng máy đo địa chấn.
Thang Richter được tính theo logarit, nghĩa là mỗi cấp độ tăng thêm 1 đơn vị tương ứng với năng lượng giải phóng tăng lên khoảng 31,6 lần. Ví dụ, một trận động đất 6.0 Richter sẽ mạnh hơn gấp 31,6 lần so với trận 5.0 Richter về năng lượng giải phóng.
Dưới đây là bảng chi tiết về thang đo Richter để thể hiện mức độ tàn phá của các trận động đất:
Trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử xảy ra ở thành phố Valdivia, Chile, vào năm 1960, lên đến 9,5 độ. Đây là mức cao nhất mà con người từng đo được bằng thiết bị hiện đại.
Về mặt lý thuyết, không có giới hạn cho độ lớn của các trận động đất. Nhưng trên thực tế, các trận động đất vượt quá 9,5 độ rất hiếm vì phụ thuộc vào năng lượng giải phóng từ các đứt gãy địa chất, vốn có giới hạn vật lý.
Do đó, ngày nay nhiều nhà khoa học sử dụng thang đo Mercalli để đánh giá độ mạnh của một trận động đất.
Thang Mercalli được nhà địa chất học người Ý Giuseppe Mercalli phát minh vào năm 1902, sau đó được cải tiến thành thang Mercalli sửa đổi (Modified Mercalli Intensity scale - MMI) và được sử dụng phổ biến hiện nay.
Không giống thang Richter tập trung vào năng lượng vật lý, thang đo Mercalli đo lường cường độ động đất dựa trên tác động mà nó gây ra đối với con người, công trình và môi trường.
Thang Mercalli chia cường độ động đất thành 12 cấp (từ cấp I đến XII) dựa trên quan sát thực tế.
Bảng chi tiết các cấp độ động đất theo thang Mercalli
Thang Mercalli phản ánh mức độ ảnh hưởng tại từng khu vực cụ thể, ngay cả khi không có thiết bị đo lường, do vậy nó hữu ích trong việc lập bản đồ cường độ động đất. Ngoài ra, các trận động đất có cùng độ lớn Richter có thể có cấp Mercalli khác nhau tùy vào mức độ thiệt hại mà chúng gây ra.
Thang Richter và thang Mercalli bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu độ mạnh của động đất. Trong khi Thang Richter cung cấp con số chính xác về độ lớn tại nguồn phát, Thang Mercalli giúp đánh giá tác động thực tế đến con người và cơ sở hạ tầng.
Ngoài 2 thang Richter và thang Mercalli, các nhà khoa học ngày nay còn sử dụng một số thang đo độ lớn động đất khác như thang độ lớn mô men, thang độ lớn sóng bề mặt… Ngoài ra, một số quốc gia còn phát triển những thang đo độ động đất của riêng mình.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học đã kết hợp nhiều thang đo để đưa ra đánh giá chính xác về mức độ của các trận động đất, cũng như ứng phó hiệu quả hơn với động đất, giúp giảm thiệt hại khi thảm họa xảy ra.
Theo báo Dân Trí: https://dantri.com.vn/khoa-hoc/cap-do-dong-dat-toi-da-la-bao-nhieu-20250328165051393.htm

Động đất là hiện tượng rung chuyển mặt đất do sự va chạm và dịch chuyển của các mảng kiến tạo trong lòng Trái Đất. Khi các mảng kiến tạo dưới bề mặt Trái Đất va đập hoặc trượt qua nhau, năng lượng được giải phóng dưới dạng những đợt sóng địa chấn, gây ra những rung lắc từ nhẹ đến mạnh.
Động đất thường xảy ra nhiều nhất ở những khu vực giáp ranh giữa các mảng kiến tạo, như ở Vành đai Thái Bình Dương - một khu vực có nhiều núi lửa và động đất nhất trên thế giới.

Trận động đất mạnh 7,7 độ vừa xảy ra tại Myanmar vào chiều 28/3 được xếp vào loại cực mạnh, gây hậu quả nghiêm trọng (Ảnh: Reuters).
Dù các nhà khoa học đã rất nỗ lực tìm những giải pháp cũng như tận dụng trí tuệ nhân tạo, họ vẫn chưa thể tìm ra cách hiệu quả để dự đoán chính xác thời gian, vị trí cũng như cường độ của các trận động đất, do vậy, các trận động đất lớn xảy ra sẽ gây thiệt hại rất lớn về con người và tài sản.
Để đánh giá sức mạnh cũng như tác động của động đất, các nhà khoa học đã phát triển nhiều thang đo khác nhau. Trong đó, thang Richter và thang Mercalli là hai hệ thống thang đo phổ biến nhất.
Thang đo Richter - Đo lường độ lớn động đất
Thang đo Richter được phát minh bởi nhà địa chấn học người Mỹ Charles Francis Richter vào năm 1935, là một trong những thang đo đầu tiên được sử dụng rộng rãi để đánh giá độ lớn của động đất.Thang đo này đo năng lượng địa chấn được giải phóng tại tâm chấn dựa trên biên độ sóng địa chấn ghi nhận được bằng máy đo địa chấn.
Thang Richter được tính theo logarit, nghĩa là mỗi cấp độ tăng thêm 1 đơn vị tương ứng với năng lượng giải phóng tăng lên khoảng 31,6 lần. Ví dụ, một trận động đất 6.0 Richter sẽ mạnh hơn gấp 31,6 lần so với trận 5.0 Richter về năng lượng giải phóng.
Dưới đây là bảng chi tiết về thang đo Richter để thể hiện mức độ tàn phá của các trận động đất:

Trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận trong lịch sử xảy ra ở thành phố Valdivia, Chile, vào năm 1960, lên đến 9,5 độ. Đây là mức cao nhất mà con người từng đo được bằng thiết bị hiện đại.

Về mặt lý thuyết, không có giới hạn cho độ lớn của các trận động đất. Nhưng trên thực tế, các trận động đất vượt quá 9,5 độ rất hiếm vì phụ thuộc vào năng lượng giải phóng từ các đứt gãy địa chất, vốn có giới hạn vật lý.
Thang đo Mercalli - Đánh giá cường độ qua tác động
Hạn chế của thang Richter đó là không thể hiện chính xác các trận động đất mạnh trên 8 độ và xảy ra quá xa máy đo địa chấn.Do đó, ngày nay nhiều nhà khoa học sử dụng thang đo Mercalli để đánh giá độ mạnh của một trận động đất.
Thang Mercalli được nhà địa chất học người Ý Giuseppe Mercalli phát minh vào năm 1902, sau đó được cải tiến thành thang Mercalli sửa đổi (Modified Mercalli Intensity scale - MMI) và được sử dụng phổ biến hiện nay.
Không giống thang Richter tập trung vào năng lượng vật lý, thang đo Mercalli đo lường cường độ động đất dựa trên tác động mà nó gây ra đối với con người, công trình và môi trường.
Thang Mercalli chia cường độ động đất thành 12 cấp (từ cấp I đến XII) dựa trên quan sát thực tế.

Bảng chi tiết các cấp độ động đất theo thang Mercalli
Thang Mercalli phản ánh mức độ ảnh hưởng tại từng khu vực cụ thể, ngay cả khi không có thiết bị đo lường, do vậy nó hữu ích trong việc lập bản đồ cường độ động đất. Ngoài ra, các trận động đất có cùng độ lớn Richter có thể có cấp Mercalli khác nhau tùy vào mức độ thiệt hại mà chúng gây ra.
Thang Richter và thang Mercalli bổ sung cho nhau trong việc nghiên cứu độ mạnh của động đất. Trong khi Thang Richter cung cấp con số chính xác về độ lớn tại nguồn phát, Thang Mercalli giúp đánh giá tác động thực tế đến con người và cơ sở hạ tầng.
Ngoài 2 thang Richter và thang Mercalli, các nhà khoa học ngày nay còn sử dụng một số thang đo độ lớn động đất khác như thang độ lớn mô men, thang độ lớn sóng bề mặt… Ngoài ra, một số quốc gia còn phát triển những thang đo độ động đất của riêng mình.
Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các nhà khoa học đã kết hợp nhiều thang đo để đưa ra đánh giá chính xác về mức độ của các trận động đất, cũng như ứng phó hiệu quả hơn với động đất, giúp giảm thiệt hại khi thảm họa xảy ra.
Theo báo Dân Trí: https://dantri.com.vn/khoa-hoc/cap-do-dong-dat-toi-da-la-bao-nhieu-20250328165051393.htm