Trăng máu là gì? Tại sao Mặt Trăng lại "nhuộm máu" trong nguyệt thực toàn phần?

"Trăng máu" là thuật ngữ thường dùng để mô tả màu sắc khác thường của Mặt Trăng khi trải qua nguyệt thực toàn phần. Trong một trường hợp, trăng máu được dùng để đề cập đến chuỗi bốn lần nguyệt thực toàn phần, với điều kiện chúng được quan sát từ một nơi trong khoảng thời gian hai năm.
Nếu bạn ở cùng một vị trí trên Trái Đất trong một thập kỷ, sẽ có cơ hội được chứng kiến khoảng 4-5 lần nguyệt thực, việc nhìn thấy nó 4 lần liên tiếp là điều hiếm thấy.

Trăng máu là gì? Tại sao Mặt Trăng lại nhuộm máu trong nguyệt thực toàn phần?

Tại sao trăng lại có màu đỏ?

Giống như bất kỳ vật thể mờ đục nào trong đường đi của ánh sáng, Trái Đất chặn các photon từ Mặt Trời, tạo ra một cái bóng phía sau nó vào Hệ Mặt trời. Tuy nhiên, bầu khí quyển của Trái Đất đủ trong suốt để cho một số loại ánh sáng xuyên qua. Lớp khí mỏng khúc xạ một phần ánh sáng đó, trong khi các hạt lơ lửng trong khí quyển có thể tán xạ một số bước sóng nhiều hơn các loại khác, đặc biệt là các màu 'xanh lam' ngắn hơn các màu 'đỏ' dài hơn.
Trăng máu là gì? Tại sao Mặt Trăng lại nhuộm máu trong nguyệt thực toàn phần?
Sự tán xạ này cũng chính là lý do khiến bầu trời ban ngày có màu xanh lam, trong khi ánh sáng có thể xuyên qua phần lớn khí quyển vào lúc bình minh và hoàng hôn có màu cam đến đỏ. Ngoài ra, hiện tượng khúc xạ và tán xạ cũng mô tả rằng Trái đất tạo ra một cái bóng giống hình nón với phần rìa màu rỉ sét phát sáng.
Mặt Trăng chỉ đi qua vùng bóng tối này hiếm hoi vài lần trong năm, nhờ kích thước tương đối nhỏ và gần Trái đất, cũng bởi vì nó quay quanh Trái đất theo một độ nghiêng nhẹ. Nếu ánh sáng mặt trời trực tiếp bị chặn hoàn toàn, thì phần ánh sáng đỏ đi ra khỏi bầu khí quyển của Trái đất sẽ uốn cong vừa đủ để tạo ra ánh sáng "nhuộm máu" ma quái trên Mặt trăng.
Clip dưới đây thể hiện những góc nhìn khác về nhật thực.



>>>Tại sao thỉnh thoảng chúng ta có thể nhìn thấy Mặt Trăng vào ban ngày?

Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top