Tranh cãi kịch liệt ngành du lịch voi Thái Lan: cân bằng lợi ích bảo tồn với kinh tế?

M
Minh Bảo
Phản hồi: 0
Một con voi Châu Á sải bước xuống bể bơi và lặn xuống, nó đưa cái vòi của mình nhô lên mặt nước để thở. Nước giúp trọng lượng cơ thể giảm xuống, con voi đã có thể đứng bằng hai chân và bắt đầu lội qua lội lại hai đầu bể, nơi có người đang cho nó ăn những trái chuối. Trong một căn phòng bên dưới, những đứa trẻ kinh ngạc khi xem cảnh tượng đó qua những tấm cửa sổ lớn bằng kính.
Tranh cãi kịch liệt ngành du lịch voi Thái Lan: cân bằng lợi ích bảo tồn với kinh tế?
Nhiều người trong số những khán giả chứng kiến màn trình diễn này tại vườn bách thú Khao Kheow (nằm ở phía Đông Bắc thành phố Bangkok) đã rất ngạc nhiên khi đây là một minh chứng rõ ràng cho việc đối xử ******* và bóc lột động vật.
Nhưng gần đây, một tấm ảnh về một con voi đang bơi ở Khao Kheow được trao giải thưởng đã làm dấy lên cuộc tranh cãi và bộc lộ những tồn tại giữa một số nhà hoạt động vì phúc lợi động vật với những người quản lý, đề cao và hưởng lợi từ ngành du lịch voi ở Thái Lan.
Cuộc tranh luận diễn ra gây gắt trên các mặt phúc lợi động vật, đại diện truyền thông và những người được cho là thiên kiến văn hoá.

‘Con voi trong phòng’​

Sự phản đối kịch liệt bùng lên lần gần nhất là vào tháng 10/2021, sau khi tấm ảnh của phóng viên người Úc, Adam Oswell, giành được Giải thưởng Nhiếp ảnh gia Động vật Hoang dã của năm (WPY) hạng mục Phóng viên ảnh. Đây là một giải thưởng uy tín được tổ chức hằng năm bởi Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (NHM) London kể từ năm 1964.
Tấm ảnh được chụp tại Khao Kheow và có tựa đề là “Elephant in the Room” (nghĩa đen: Con voi trong phòng; nghĩa bóng: Chuyện ai cũng biết nhưng chẳng ai lên tiếng). Tác phẩm của Oswell chụp lại khoảnh khắc một con voi ngâm cả phần thân và đầu trong một bể nước tương đối nhỏ, bên cạnh là người huấn luyện, hay còn gọi là mahout, đang bơi ở phía trên. Đằng sau tấm kính, rất nhiều người Châu Á, ở mọi độ tuổi, đang vừa xem vừa chụp ảnh.
Khi bức ảnh được đăng tải trên mạng xã hội, nó nhận được khá nhiều chỉ trích, thường là với những tính từ như “bệnh hoạn”, “kinh tởm”“man rợ”.
Tranh cãi kịch liệt ngành du lịch voi Thái Lan: cân bằng lợi ích bảo tồn với kinh tế?
Du khách đứng xem những con voi ngâm mình trong nước tại Vườn bách thú Khao Kheow, Thái Lan vào tháng 11/2021 (Ảnh: David Luekens)
Nhiều người Thái phản bác rằng cách mô tả của NHM về tấm ảnh đã gây hiểu lầm hoặc thiếu bối cảnh phù hợp. Một bài tweet phản bác bằng tiếng Thái đã nhận được gần 40.000 lượt retweet.
“Việc soạn thảo các bản chú thích không nhằm mục đích chỉ ra một vấn đề cụ thể hay một cá nhân đang xem nào, mà là để cung cấp góc nhìn rộng hơn về ngành công nghiệp này trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tác động lên các doanh nghiệp lữ hành trước nhu cầu du lịch động vật từ du khách quốc tế”, phát ngôn viên của NHM trả lời tờ CNN Travel.
NHM cho biết “Ví dụ, trong phần chú thích trên nền tảng trực tuyến của giám khảo Staffan Widstrand ghi rằng ‘Có thể bất kỳ ai trong số chúng ta là khán giả ở đó, từ bất kỳ nơi nào trên thế giới, ở khá nhiều vườn bách thú’”.
Tuy nhiên, theo trang web của Khao Kheow, đây là vườn thú duy nhất ở Thái Lan, và là một trong bốn vườn thú trên thế giới, cho phép khán giả ngắm nhìn những con voi dưới nước thông qua tấm kính chắn. Khao Kheow cũng là vườn thú lớn nhất trong 7 vườn thú thuộc quản lý nhà nước dưới sự vận hành của Tổ chức Vườn bách thú Thái Lan (ZPO).
Khao Kheow được chứng nhận vởi Hiệp hội Vườn thú Đông Nam Á (SEAZA). Đây là một thành viên của Hiệp hội Vườn thú và Thuỷ cung Thế giới (WAZA). ZPO vận hành toàn bộ các vườn thú thuộc quản lý của mình theo hướng dẫn của các tổ chức trên về nguyên tắc bảo tồn, nghiên cứu, giáo dục và giải trí.

Cuộc tranh cãi không hồi kết​

Tác phẩm của Oswell không phải là trường hợp đầu tiên làm dấy lên sự phẫn nộ về màn trình diễn voi bơi tại vườn thú Khao Kheow.
Năm 2018, một bản kiến nghị trực tuyến yêu cầu “chính quyền đóng cửa vườn thú này và bàn giao những con voi của họ cho khu bảo tồn”, bản kiến nghị đã thu thập được hơn 130.000 chữ ký.
“Những con voi kiệt sức bị buộc phải biểu diễn dưới nước cho các du khách tại Thái Lan”, trang tin The Sun của Anh viết vào năm đó.
Voi từ khi sinh ra đã biết bơi, nhưng bên chỉ trích cho rằng màn trình diễn ở Khao Kheow là bị ép buộc. Nói rộng hơn, họ coi đây là một ví dụ cho việc con người lợi dụng động vật để làm thú vui.
“Việc huấn luyện cho những buổi biểu diễn như thế này thường bắt đầu bằng việc tách voi con khỏi voi mẹ và sử dụng các hình phạt dựa trên nỗi sợ hoặc đau đớn”, một trong những chú thích được ghi bên dưới tác phẩm của Oswell trên trang web của NHM.
Tranh cãi kịch liệt ngành du lịch voi Thái Lan: cân bằng lợi ích bảo tồn với kinh tế?
Du khách tham gia hoạt động cưỡi voi tại Ayutthaya, Thái Lan (Ảnh: History/Universal Images Group/Getty Images)
“Chúng tôi không sử dụng móc hay bất kỳ thứ gì để bắt những con voi bước xuống bể bơi”, bác sĩ Visit Arsaithamkul trả lời CNN Travel, ông là bác sĩ thú y làm việc tại Khao Kheow với tư cách là trợ lý giám đốc của ZPO. “Chúng tôi nói với chúng rằng ‘đến giờ ăn rồi, mày được một giỏ chuối’ và chúng tự nguyện xuống bể bơi”.
Visit cho biết những con voi được huấn luyện dựa trên các biện pháp thúc đẩy bằng phần thưởng, không phải sự sợ hãi và đau đớn. Khác với nhiều dịch vụ khác, du khách không được cưỡi hay bơi cùng voi ở Khao Kheow.
Phòng thí nghiệm của vườn thú cũng phân tích phân voi để xác định nồng độ cortisol để giúp các nhân viên kịp thời phát hiện nguy cơ chúng bị căng thẳng về mặt tâm lý. Visit cho rằng ông nhìn thôi cũng có thể biết được cảm giác của những con voi khi chúng bơi trong bể.
“Chúng không thể hiện dấu hiệu căng thẳng, chúng trông vui vẻ”, ông nói.
Visit cũng phủ nhận những con voi phải diễn trò ở Khao Kheow. Tuy nhiên, các đoạn phim được quay lại trước đây dường như cho thấy cảnh một mahout liên tục kích động con voi đang bơi để nó liên tục lặn xuống và nổi lên để khán giả thưởng thức.
Vào tháng 11/2021, CNN Travel đã bí mật đến xem buổi biểu diễn cả từ bên trên và bên dưới mặt nước. Con voi đã tự mình vào bể bơi sau khi người huấn luyện nói với nó. Khi ở dưới nước, nó ăn rất nhiều chuối. Con voi không biểu diễn bất kỳ trò nào và không có người nào trong bể bơi.
Mỗi con trong 8 cá thể voi tại Khao Kheow sẽ vào bể bơi khoảng 30 phút mỗi lần và 2 lần mỗi ngày. Vào những khoảng thời gian còn lại, tất cả chúng đều ở trong một khu nuôi nhốt rộng khoảng 3,2 héc-ta với hồ nước và sườn đồi lác đác cây cối.
Tranh cãi kịch liệt ngành du lịch voi Thái Lan: cân bằng lợi ích bảo tồn với kinh tế?
Trong tình hình dịch bệnh, các trại nuôi voi ở Thái Lan vắng bóng khách du lịch (Ảnh: Lauren DeCicca/Getty Images)
Visit cho biết chúng chỉ bị xích lại khi các con đực có hành vi kích động do sự gia tăng hormone sinh sản tự nhiên, hay còn gọi là thời kỳ động dục.
Simon Marsh, giám đốc của Wild Welfare, một tổ chức tình nguyện tại Anh hoạt động để cải thiện phúc lợi động vật nuôi nhốt trên toàn cầu, đã từng có khoảng thời gian ở Khao Kheow vào năm 2019 và tìm hiểu nơi này “về nhiều loại hoạt động phúc lợi động vật, bao gồm cả việc quản lý những con voi tại đây”.
“Wild Welfare tin rằng Vườn bách thú Khao Kheow cam kết sẽ tuân thủ việc cho phép các loài động vật do họ chăm sóc có cơ hội được sống một cuộc sống đầy đủ và có ý nghĩa thông qua việc đảm bảo phúc lợi động vật”
, Marsh trả lời tờ CNN Travel. Ông cũng cho biết thêm, đối với Wild Welfare,các buổi biểu diễn gây tổn hại đến sức khoẻ của động vật cả về thể chất hay tinh thần” đều không thể chấp nhận được.

“Luôn tiêu cực”​

Một trong số những người cho rằng các buổi biểu diễn voi bơi không mang lại lợi ích tốt nhất cho những con voi là Edwin Wiek, người sáng lập và giám đốc của tổ chức Wildlife Friends Foundation Thailand (WFFT). Trong số 850 cá thể động vật được cứu hộ do WFFT chăm sóc, có 26 cá thể voi đang được sống tự do trong Trại tị nạn Voi rộng 38,4 héc-ta ở huyện biển Cha-am.
“Ép buộc động vật làm một hành động, bất kể là gì, luôn là một thứ tiêu cực”, ông trả lời với CNN Travel. “Nói rằng những con voi làm điều đó một cách tự nguyện là hoàn toàn sai sự thật”.
Nhưng với hơn 20 năm kinh nghiệm cứu hộ động vật hoang dã, Wiek có cái nhìn rộng hơn về tình hình nuôi nhốt voi ở Thái Lan.
“Tôi không cho rằng nó ổn (buổi diễn voi bơi). Nhưng nếu tôi tính toán mức độ tổn hại đến loài voi, khi nhìn từ khía cạnh phúc lợi động vật, tôi nghĩ những con voi đó có thể đang được chăm sóc và có điều kiện sống tốt hơn hầu hết những trại nuôi voi khác trên khắp đất nước”.
Theo Wiek, vấn đề quan trọng hơn là sự suy thoái của ngành du lịch do ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng như thế nào đối với một số cá thể voi bị nuôi nhốt. Wiek cho biết một số cá thể voi được WFFT cứu hộ trong lúc xảy ra dịch bệnh “gần như chết đói”.
Wiek cũng dẫn chứng trường hợp một con khỉ đột bị nhốt trong một khu vực chật hẹp trên một trung tâm thương mại ở Bangkok trong suốt 30 năm. Wiek cũng nói thêm rằng ông muốn đưa ra những bằng chứng rõ ràng nhất về ngược đãi động vật để có thể thu hút được nhiều sự chú ý.

“Kết cục là chúng ta có thể đánh mất bản sắc Thái”​

Một số người dân Thái nhận thấy có một tiêu chuẩn kép khi Khao Kheow nói riêng, và cả Thái Lan nói chung, trở thành tâm điểm chỉ trích của các nước phương Tây. Chẳng hạn như họ tự hỏi vì sao các buổi biểu diễn voi bơi tại vườn thú ở Đức và Thuỵ Sĩ rất ít bị chỉ trích, mặc dù dường như nó có những điểm tương đồng với buổi diễn tại Khao Kheow.
Người dùng Twitter đã gọi phần trình bày của NHM về nội dung tác phẩm của Oswell là “white perspective” (quan điểm của người da trắng) và “whitesplaining” (lý lẽ của người da trắng thượng đẳng). Một số khác còn cho rằng giải thưởng WPY mang thiên kiến trọng Tây phương.
“Dù giải thưởng (WPY) nhận bài dự thi từ 95 quốc gia, vẫn có nhiều việc cần làm để khuyến khích các nhiếp ảnh gia từ bán cầu Nam tham gia gửi bài tham dự”, phát ngôn viên của NHM cho biết. “Nhằm khuyến khích tất cả mọi nơi trên thế giới tham gia gửi bài dự thi, các nhiếp ảnh gia từ 50 quốc gia được chọn sẽ được miễn phí tham dự cuộc thi lần thứ 58”.
Tranh cãi kịch liệt ngành du lịch voi Thái Lan: cân bằng lợi ích bảo tồn với kinh tế?
Một con voi đi trên thảm thực vật tại Khu bảo tồn Voi Phuket, Thái Lan vào ngày 6/9/2021 (Ảnh: Sirachai Arunrugstichai/Getty Images)
Một số nhà vận động vì phúc lợi động vật tại Thái Lan cho rằng dù cho hoạt động nuôi nhốt voi thường được đảm bảo và bắt nguồn từ mục đích nhân đạo, những chỉ trích của phương Tây về việc đối xử với những con voi nuôi nhốt tại Thái Lan là kiêu ngạo, thiếu linh hoạt và thiếu sự hiểu biết về bối cảnh của đất nước.
Ví dụ, một số người phương Tây cho rằng tất cả khoảng 3.800 cá thể voi đang được nuôi nhốt ở Thái Lan nên được chuyển đến các khu bảo tồn, nơi việc tương tác với con người chỉ giởi hạn trong việc chăm sóc sức khoẻ và quan sát từ xa. Để thực hiện được sự thay đổi tầm cỡ như thế đòi hỏi phải thay đổi nhiều điều luật của Thái Lan và cần có một số tiền khổng lồ. Dó đó, trong tương lai gần, đây là một giải pháp phi thực tế.
Ở một quốc gia mà người dân đã sống với loài voi suốt nhiều thế kỷ, một số người Thái coi lời kêu gọi thay đổi trong việc huấn luyện và quản lý voi nuôi nhốt là một mối đe doạ đối với truyền thống và những quan niệm nhạy cảm khác về bản sắc Thái.
“Nếu chúng ta quá nghe lời người Tây, kết cục là chúng ta có thể đánh mất bản sắc Thái”, Chatchote Thitaram, làm việc tại Trung tâm Sức khoẻ Voi và Động vật hoang dã thuộc trường Đại học Chiang Mai, viết trong bài giải thích một số bước mà Thái Lan đã thực hiện để cải thiện tình hình voi nuôi nhốt ở quốc gia này.
Tuy vậy, vẫn có một bộ phận người dân Thái đồng tình với phương Tây, họ muốn thấy có sự thay đổi trong việc đảm bảo phúc lợi động vật đối với voi nuôi nhốt. Theo quan điểm của họ, quan điểm dân tộc chủ nghĩa của Thái Lan đang được sử dụng để biện minh và duy trì hành vi man rợ đối với loài voi.

“Họ vạch ra đường giới hạn ở đâu?”​

Tranh cãi kịch liệt ngành du lịch voi Thái Lan: cân bằng lợi ích bảo tồn với kinh tế?
Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, loài voi được sử dụng làm lao động tại Thái Lan (Ảnh: Paolo Koch/Gamma-Rapho/Getty Images)
Trong lịch sử, người phương Tây đóng vài trò chính, hoặc gián tiếp, trong việc mở rộng thị trường voi nuôi nhốt tại Thái Lan.
Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các thực thể thuộc địa, như Công ty Thương mại Bombay Burmah của Anh, đã thúc đẩy sự bùng nổ ngành khai thác gỗ và biến nhiều con voi trở thành lao động khổ sai.
Vào cuổi thế kỷ 29, nhu cầu cưỡi voi của khách du lịch phương Tây đã tạo ra động lực tài chính mới cho hoạt động săn bắt trộm voi hoang dã.
Gần đây hơn, khi nhận thức về voi nuôi nhốt ngày một phổ biến rộng rãi ở phương Tây, nhiều trại nuôi voi tại Thái Lan chuyển hướng sang các đoàn khách đến từ các thị trường mới nổi khác, như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trong khi đó, các công ty lữ hành phương Tây và các tổ chức bảo vệ động vật đang áp đặt những quy định nghiêm ngặt của riêng họ đối với các cơ sở nuôi nhốt voi ở Thái Lan, và định hướng cho du khách tránh xa các cơ sở không đạt tiêu chuẩn.
Theo Wiek, những tiêu chuẩn này “quá cao” đối với đa số cơ sở nuôi nhốt voi ở Thái Lan. Mặc dù bản thân ủng hộ những thay đổi lâu dài theo hướng bảo tồn, nhưng ông cũng lo lắng rằng nếu không có cách tiếp cận “từng bước một”, mục đích tốt lại có thể vô tình gây ra những hậu quả đau thương.
“Một số trại đã dừng hoạt động cưỡi voi, nhưng họ vẫn (cho du khách) cho voi ăn và tắm cho chúng, và ngay lập tức những tổ chức vì động vật nói rằng ‘Các bạn cũng không được làm như vậy!’ Chúng tôi không tạo ra được giải pháp thay thế và những con voi nuôi trong trại hiện nay còn tệ hơn trước. Họ vạch ra đường giới hạn ở đâu vậy?”
Theo CNN Travel
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top