VNR Content
Pearl
Những người trẻ tuổi ở Trung Quốc ngày càng mất niềm tin vào công việc và cuộc sống. Một số người hiện đang quay lưng lại với nền văn hóa hối hả đến nghẹt thở khi họ phải đối mặt với những thách thức từ thất nghiệp gia tăng đến bất ổn kinh tế. Sự cạnh tranh khốc liệt đến mức một số người nói rằng họ đã từ bỏ ước mơ và khát vọng của mình.
Thực tế khắc nghiệt khiến một số người trẻ Trung Quốc chấp nhận "nằm yên mặc kệ đời" Crystal Guo cho biết cô thường làm việc trong khoảng 6 tháng đến một năm rồi bỏ ngang. Cô gái 30 tuổi mô tả lối sống của mình là “làm việc ngắt quãng và nằm yên mặc kệ đời”.
Khái niệm "tang ping" - có nghĩa là “nằm bẹp” trong tiếng Trung - đã trở thành một thuật ngữ phổ biến ở Trung Quốc vào năm ngoái. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Giám sát Tài nguyên Ngôn ngữ Quốc gia, đây là một trong 10 từ khóa được tìm kiếm hàng đầu trên internet ở Trung Quốc vào năm 2021.
"Tang ping"- nghĩa đen là "nằm bẹp", chỉ việc từ chối làm việc quá sức và để mọi thứ thuận theo tự nhiên Jia Miao, phó giáo sư xã hội học từ Đại học New York, Thượng Hải, cho biết: "Tang ping" nghĩa là từ chối làm việc quá sức và để mọi thứ thuận theo tự nhiên. Sự phổ biến của từ này phản ánh sự căng thẳng và thất vọng ở giới trẻ. Vào tháng 3 năm nay, một thuật ngữ tiếng Trung khác đã xuất hiện trên mạng, phản ánh một thái độ đối với cuộc sống. Đó là “bai lan”, tạm dịch là “cứ để cho mục nát”. Các bài đăng liên quan đến chủ đề này đã thu hút hơn 91 triệu lượt xem trên mạng xã hội khổng lồ Weibo của Trung Quốc tính đến thứ Tư. “Bai lan là nơi những người trẻ tuổi từ chối nỗ lực hơn nữa trong cuộc sống vì họ không thể nhìn thấy bất kỳ hy vọng nào.” - Miao nói thêm. Theo Miao, thuật ngữ này lần đầu xuất hiện và phổ biến với những người chơi trên các trò chơi điện tử phổ biến như “ Liên Minh Huyền Thoại ”. Ban đầu, từ này được dùng để mô tả những người chấp nhận rút lui hoặc bỏ cuộc trong một trận chiến khó khăn để bắt đầu ván chơi mới. Nhóm người này thường xuyên sử dụng Internet, vì vậy từ này nhanh chóng trở nên phổ biến và quen thuộc đối với cả những người không phải là game thủ.
"Bai lan" - nghĩa đen là "cứ để cho mục nát" - một từ mang sắc thái tiêu cực, chỉ thái độ buông xuôi mọi thứ Trong khi đó, “bai lan” dường như là một thuật ngữ tiêu cực hơn, đề cập đến một trạng thái cực kỳ tồi tệ khi con người ta “từ bỏ mọi hy vọng”. Đâu là nguồn gốc của sự vỡ mộng này trong giới trẻ Trung Quốc?
Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Quốc ngày càng tăng, tìm được việc làm tốt là điều vô cùng khó khăn với nhiều người trẻ Trung Quốc đang phải đối mặt với khủng hoảng và nhiều nhà kinh tế đã đặt ra nghi ngờ về việc liệu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng cả năm khoảng 5,5% hay không. Nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 0,4% trong quý thứ hai , do bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách Zero Covid.
Thực tế nghiệt ngã khiến nhiều người nảy sinh khát vọng muốn thoát ly hiện thực Nhưng một lần nữa, toàn bộ bộ phận của cô ấy đã bị cho nghỉ việc ngay sau đó. “Tôi chắc chắn là có nguyên nhân sâu xa đằng sau … Tình hình thị trường việc làm năm nay khá tồi tệ. Khi tôi cố gắng tìm một công việc khác, đó là thời điểm ngành công nghệ cũng đang cắt giảm nhân sự. Tôi đã cố gắng để có thể cống hiến cho xã hội và nuôi sống bản thân, nhưng tôi không thể tìm thấy một công việc phù hợp.” - Guo chia sẻ. Sau tất cả, Guo cho biết tai ping là một cách để cô và những người khác “trốn tránh thực tế”. Sau khi bị mất việc, cô đã sử dụng thời gian rảnh để đi làm thêm trang trải chi phí hàng ngày hoặc theo đuổi những sở thích khác. “Tôi thừa nhận, đó là cách để tôi thoát khỏi thực tế phải tìm việc làm.” - Guo nói.
"Thành gia lập nghiệp"- Định nghĩa thành công ở Trung Quốc là ngoài tầm với đối với rất nhiều người hiện nay Theo Zhuge, viện nghiên cứu và giám sát thị trường bất động sản ở Trung Quốc, tỷ lệ giá nhà trên thu nhập của nước này "cao hơn nhiều" so với mức trung bình quốc tế từ 3 đến 6 lần. Đến năm 2021, giá nhà ở trung bình cao hơn 12 lần so với thu nhập trung bình. Sự thiếu hụt các kỹ năng thích nghi với các thay đổi chóng mặt của xã hội cùng với chi phí sinh hoạt ngày càng cao đang khiến những người trẻ vỡ mộng “quay lưng” với những kỳ vọng như vậy. “Nhiều người đang chọn cách tránh nghĩ về một cuộc sống thành gia lập nghiệp. Họ từ chối tham gia vào mọi cuộc cạnh tranh. Tiền bạc, hôn nhân, nhà đẹp hay xe sang... tất cả họ đều quay lưng.”- Guo nhận định. Đó cũng là suy nghĩ của Qiu Xiaotian, 31 tuổi, người theo đuổi tư tưởng “tai ping”. Anh ấy định nghĩa “tai ping” là chỉ làm những gì cần thiết để tồn tại, và “không phải phấn đấu để đạt được mọi thứ”. “Tôi cho rằng chúng ta không cần quá cố gắng để theo đuổi những kỳ vọng của xã hội. Ví dụ, những ngôi nhà quá đắt đỏ, chẳng có ích gì khi nghĩ về nó vì điều đó chỉ mang lại cho tôi căng thẳng. Dù đã kết hôn nhưng tôi cũng không muốn có con. Tại sao tôi phải làm vậy khi chất lượng cuộc sống của tôi giảm sút nghiêm trọng? Tôi nghĩ mình không thể cho con một cuộc sống tốt đẹp” - Qiu, một người làm nghề quay phim, cho biết.
Khái niệm "tang ping" bị tiêu cực hóa do áp lực từ xã hội Tương tự, nghỉ việc trong im lặng không có nghĩa là bạn sẽ rời bỏ công việc - đối với một số người, nó có nghĩa là thiết lập ranh giới và không tham gia thêm công việc. “Một số bạn trẻ nói rằng họ đang “nằm yên mặc kệ đời”, nhưng thực ra không hẳn vậy. Ví dụ, một số người sẽ nói: ‘Hôm nay là ngày bai lan thứ tư của tôi. Từ ngày mai trở đi, tôi phải bắt đầu viết luận án của mình”. - Guo nói. Qui đồng tình với quan điểm này, anh cho rằng "tang ping" không phải là một vấn đề lớn: “Không phải là họ không đóng góp cho xã hội, họ chỉ thiếu động lực để cung cấp thêm giá trị.” Theo CNBC >>> Giới trẻ Nhật Bản ngày càng lười kết hôn, ngại sinh con, tương lai nào đang chờ đón phía trước?