thuha19051234
Pearl
Đại dịch COVID-19 và những gián đoạn mà nó gây ra đã mang đến nhiều khó khăn đặc biệt cho các bậc cha mẹ, những người không chỉ phải chú ý đến sự an toàn của bản thân mà còn cho con cái. Hiện tại, tuy tiêm chủng đã được thực hiện trên phạm vi rộng rãi nhưng các bậc cha mẹ vẫn chưa thể chủ quan. Khi đời sống tinh thần của trẻ đã bị ảnh hưởng rất lớn từ dịch, cả gián tiếp lẫn trực tiếp.
Cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Jody Ullom, một bác sĩ nhi khoa, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ảnh hưởng đại dịch ảnh hưởng đến trẻ em, đồng thời có những định hướng giúp cha mẹ phát hiện sớm các vấn đề với trẻ, tìm ra cách cải thiện tình hình.
Điều rõ ràng nhất cần để ý là sự thay đổi tính cách ở trẻ, nếu một đứa trẻ hay nói bình thường trở nên trầm lặng, đó là một dấu hiệu cảnh báo. Tương tự, những thay đổi về sinh hoạt, sở thích của trẻ cũng đang cho thấy những biến động trong tâm lý của các bé. Nếu con bạn vốn yêu thích bóng đá nhưng hiện không muốn đụng vào trái bóng nữa, đó có thể là dấu hiệu của sự thay đổi sở thích và cho thấy trẻ đã không còn tìm kiếm thấy sự vui vẻ và hạnh phúc với điều đó.
Nếu bạn đang do dự việc đăng ký thăm khám cho con mình, đừng bận tâm đến điều đó. “Sai lầm duy nhất là không làm gì", Tiến sĩ Ullom nói.
Các bác sĩ nhi khoa sẽ luôn đặt câu hỏi cho những đứa trẻ nhỏ và so sánh với những em bé lớn hơn, sau đó kiểm tra chứng trầm cảm. Nếu bạn muốn các bác sĩ nhi khoa đặc biệt chú ý đến sức khỏe tâm thần của con bạn, hãy liên hệ trước với họ.
Tiến sĩ Ullom nói: "Tôi không nhớ đã có bao nhiêu lần các phụ huynh phản hồi lại tình trạng con cái của họ. Rất nhiều lần cha mẹ nhận thức được rằng họ đang làm không tốt. Họ đến gặp tôi để xác minh điều đó, tôi đã nói chuyện và đưa ra một số lời khuyên cho họ".
Những đứa trẻ chưa ở trong giai đoạn này sẽ không gặp phải những vấn đề này, có nghĩa là trẻ nhỏ hơn thì tránh được những vấn đề mà các bạn lớn tuổi gặp phải.
Tiến sĩ Ullom đã có sự tin tưởng lạc quan rằng, những người trẻ 25 tuổi đều có khả năng chịu đựng đại dịch do bộ não của họ vẫn còn rất linh hoạt và khả năng thích nghi cao với một tình huống mới xảy ra, kể cả những trải nghiệm được cho là đau thương trong cuộc đời. Cô cũng cho rằng chính tinh thần linh hoạt làm họ vươn lên mạnh mẽ hơn sau đại dịch.
“Tôi không nói rằng mọi người nên trải qua chấn thương để trưởng thành,” cô nói, “nhưng tôi nghĩ điều đó cho họ cơ hội để nhìn mọi thứ khác đi và khám phá cách họ phản ứng với những tình huống căng thẳng"
Những ảnh hưởng của đại dịch vẫn chưa kết thúc, các trường học vẫn đang thực thi những quy định nghiêm ngặt về việc đeo khẩu trang, các hoạt động ngoại khóa vẫn bị tạm ngừng và COVID-19 vẫn đang khiến mọi người mệt mỏi. Mặc dù chúng ta đã nỗ lực để bỏ COVID phía sau những nó vẫn hiện diện khắp nơi trong cuộc sống của trẻ.
Trẻ cũng không chỉ lo lắng về việc bản thân bị ốm. Tiến sĩ Ullom nói: “Tôi nghĩ mối quan tâm lớn nhất của hầu hết bọn trẻ không phải là sức khỏe bản thân, mà còn bận tâm về sự ảnh hưởng đến gia đình mình".
Nguồn: Fatherly
Tìm kiếm các dấu hiệu cảnh báo
Tiến sĩ Ullom nói: “Chúng tôi đã thấy mức độ lo lắng và trầm cảm tăng vọt từ trước đại dịch, và đại dịch chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. May mắn thay, tôi nghĩ rằng các bậc cha mẹ nhận thức được khá rõ ràng khi con họ có những dấu hiệu tiêu cực".Điều rõ ràng nhất cần để ý là sự thay đổi tính cách ở trẻ, nếu một đứa trẻ hay nói bình thường trở nên trầm lặng, đó là một dấu hiệu cảnh báo. Tương tự, những thay đổi về sinh hoạt, sở thích của trẻ cũng đang cho thấy những biến động trong tâm lý của các bé. Nếu con bạn vốn yêu thích bóng đá nhưng hiện không muốn đụng vào trái bóng nữa, đó có thể là dấu hiệu của sự thay đổi sở thích và cho thấy trẻ đã không còn tìm kiếm thấy sự vui vẻ và hạnh phúc với điều đó.
Nếu bạn đang do dự việc đăng ký thăm khám cho con mình, đừng bận tâm đến điều đó. “Sai lầm duy nhất là không làm gì", Tiến sĩ Ullom nói.
Hãy tranh thủ sự giúp đỡ của chuyên gia.
Bản năng của những người làm cha mẹ là tìm đến các bác sĩ tâm lý khao nhỉ hoặc các chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Việc các cha mẹ tìm gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra con cái mình trong hầu hết các trường hợp là một việc cần thiết, đặc biệt là khi bạn tìm được đúng bác sĩ chuyên khoa đầu ngành có thể giải quyết được các vấn đề của con mình.Các bác sĩ nhi khoa sẽ luôn đặt câu hỏi cho những đứa trẻ nhỏ và so sánh với những em bé lớn hơn, sau đó kiểm tra chứng trầm cảm. Nếu bạn muốn các bác sĩ nhi khoa đặc biệt chú ý đến sức khỏe tâm thần của con bạn, hãy liên hệ trước với họ.
Tiến sĩ Ullom nói: "Tôi không nhớ đã có bao nhiêu lần các phụ huynh phản hồi lại tình trạng con cái của họ. Rất nhiều lần cha mẹ nhận thức được rằng họ đang làm không tốt. Họ đến gặp tôi để xác minh điều đó, tôi đã nói chuyện và đưa ra một số lời khuyên cho họ".
Xem xét cảm giác của trẻ ở các độ tuổi khác nhau.
Một sự thật có vẻ hơi kỳ lạ, nhưng lứa tuổi thanh thiếu niên sẽ là đối tượng gặp khó khăn do đại dịch nhiều hơn những đứa trẻ nhỏ tuổi. Tiến sĩ Ullom giải thích đó là vì họ “đang ở một cột mốc phát triển thực sự quan trọng trong cuộc đời, khi họ đang muốn vươn ra ngoài gia đình, giao tiếp bạn bè thân thiết và dành nhiều thời gian hơn cho những người khác.” Tuy nhiên, bởi đại dịch, họ bị ngừng kênh giao tiếp với các đồng nghiệp và tiếp xúc xã hội, dành thời gian cho gia đình nhiều hơn trong thời gian này.Tiến sĩ Ullom đã có sự tin tưởng lạc quan rằng, những người trẻ 25 tuổi đều có khả năng chịu đựng đại dịch do bộ não của họ vẫn còn rất linh hoạt và khả năng thích nghi cao với một tình huống mới xảy ra, kể cả những trải nghiệm được cho là đau thương trong cuộc đời. Cô cũng cho rằng chính tinh thần linh hoạt làm họ vươn lên mạnh mẽ hơn sau đại dịch.
“Tôi không nói rằng mọi người nên trải qua chấn thương để trưởng thành,” cô nói, “nhưng tôi nghĩ điều đó cho họ cơ hội để nhìn mọi thứ khác đi và khám phá cách họ phản ứng với những tình huống căng thẳng"
Hãy lưu ý đến những khó khăn khi về trạng thái “bình thường”
Nếu con bạn là người hướng nội, thích học trực tuyến, chúng có thể gặp khó khăn khi gặp các tình huống xã hội của việc học ở trường. Tuy nhiên, không chỉ những đối tượng này mới cảm thấy khó khăn, Tiến sĩ Ullom nói: "Khi họ trực tiếp trở lại trường học, tôi đã có rất nhiều trẻ em gặp những vấn đề về sức khỏe buổi sáng trước khi đến trường vì chúng lo lắng.” Chúng ta có thể hiểu rằng, ảnh hưởng của đại dịch khiến mọi thay đổi đều gặp trở ngại, từ việc học ở trường chuyển sang học ở nhà đến đi học trở lại sau bình thường mới, đều không thể thuận lợi.Đưa trẻ đi tiêm phòng
Vắc xin đã chứng minh được vai trò của nó trong việc bảo vệ chúng ta khỏi virus, việc tiêm vắc xin sẽ cho phép trẻ quay trở lại các hoạt động bình thường, các khu vực cần triển khai tiêm chủng rộng rãi hơn. Quan trọng nhất, nó sẽ giúp trẻ em cảm thấy được tiếp thêm sức mạnh sau một thời gian đuối sức.Trẻ cũng không chỉ lo lắng về việc bản thân bị ốm. Tiến sĩ Ullom nói: “Tôi nghĩ mối quan tâm lớn nhất của hầu hết bọn trẻ không phải là sức khỏe bản thân, mà còn bận tâm về sự ảnh hưởng đến gia đình mình".
Nguồn: Fatherly