cpsmartyboy
Pearl
Nghiên cứu mới cho thấy, vi nhựa được tìm thấy trong nhau thai người và ở trẻ sơ sinh. Điều này đặc biệt quan trọng vì vi nhựa có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe ở mọi lứa tuổi.
Kam Sripada, một nhà khoa học thần kinh từ Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy (NTNU), giải thích: “Rất có thể trẻ em tiếp xúc với vi nhựa nhiều hơn người lớn, tương tự như việc trẻ em tiếp xúc nhiều hơn với các hóa chất độc hại khác trong môi trường”.
Thay vì phân hủy, nhựa chỉ phân hủy thành các vi nhựa nhỏ hơn. Nhựa có mặt ở khắp nơi trong thế giới của chúng ta, từ những thứ chúng ta sử dụng hàng ngày đến việc trôi ra những con sông hoặc đại dương.
Sripada là tác giả đầu tiên chia sẻ trên tạp chí Environmental Health and Perspectives về những hiểu biết liên quan đến các hạt vi nhựa, nhựa nano và mối liên hệ của chúng với sức khỏe thai kỳ và trẻ em. Sripada chia sẻ: “Không ai biết chính xác một đứa trẻ ăn phải bao nhiêu vi nhựa. Nhưng một số nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng trẻ em ngày nay hấp thụ vi nhựa trong cơ thể chúng ngay từ khi chỉ mới là bào thai”.
Hiện nay, còn thiếu khá nhiều nghiên cứu liên quan đến sự phơi nhiễm nhựa ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe do hạt vi nhựa và nhựa nano gây ra.
Martin Wagner, phó giáo sư sinh học tại NTNU nhấn mạnh: “Mặc dù rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện về vi nhựa nhưng các nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe của những hạt nhựa này còn hạn chế”.
Với nghiên cứu mới nhất, chúng ta đã có thêm một hiểu biết mới về việc ngay cả trước khi sinh ra, trẻ em đã phải tiếp xúc với các hạt nhựa này trong suốt thời thơ ấu cho tới khi trưởng thành. Điều này cũng đúng với các hóa chất độc hại.
Sripada khẳng định: “Trẻ em chưa có hệ miễn dịch phát triển đầy đủ và đang trong giai đoạn phát triển trí não rất quan trọng. Điều này khiến chúng đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động khách quan”.
Nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, hầu như không thể ngăn trẻ em ăn phải nhựa nhưng có nhiều cách mà các bậc phụ huynh có thể giảm lượng nhựa mà con họ tiếp xúc.
Ví dụ cha mẹ nên đảm bảo thức ăn của con mình tiếp xúc với càng ít nhựa càng tốt. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên lau nhà đúng cách và thường xuyên bằng xà phòng và nước vì bụi có thể chứa vi nhựa.
Nghiên cứu này một lần nữa cảnh báo chúng ta về sự nguy hiểm của các hạt vi nhựa trong đời sống hàng ngày mà chúng ta vô tình không để ý.
Nguồn: Earth
Thay vì phân hủy, nhựa chỉ phân hủy thành các vi nhựa nhỏ hơn. Nhựa có mặt ở khắp nơi trong thế giới của chúng ta, từ những thứ chúng ta sử dụng hàng ngày đến việc trôi ra những con sông hoặc đại dương.
Sripada là tác giả đầu tiên chia sẻ trên tạp chí Environmental Health and Perspectives về những hiểu biết liên quan đến các hạt vi nhựa, nhựa nano và mối liên hệ của chúng với sức khỏe thai kỳ và trẻ em. Sripada chia sẻ: “Không ai biết chính xác một đứa trẻ ăn phải bao nhiêu vi nhựa. Nhưng một số nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng trẻ em ngày nay hấp thụ vi nhựa trong cơ thể chúng ngay từ khi chỉ mới là bào thai”.
Hiện nay, còn thiếu khá nhiều nghiên cứu liên quan đến sự phơi nhiễm nhựa ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe do hạt vi nhựa và nhựa nano gây ra.
Martin Wagner, phó giáo sư sinh học tại NTNU nhấn mạnh: “Mặc dù rất nhiều nghiên cứu đang được thực hiện về vi nhựa nhưng các nghiên cứu về ảnh hưởng sức khỏe của những hạt nhựa này còn hạn chế”.
Sripada khẳng định: “Trẻ em chưa có hệ miễn dịch phát triển đầy đủ và đang trong giai đoạn phát triển trí não rất quan trọng. Điều này khiến chúng đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động khách quan”.
Nhưng các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, hầu như không thể ngăn trẻ em ăn phải nhựa nhưng có nhiều cách mà các bậc phụ huynh có thể giảm lượng nhựa mà con họ tiếp xúc.
Ví dụ cha mẹ nên đảm bảo thức ăn của con mình tiếp xúc với càng ít nhựa càng tốt. Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên lau nhà đúng cách và thường xuyên bằng xà phòng và nước vì bụi có thể chứa vi nhựa.
Nghiên cứu này một lần nữa cảnh báo chúng ta về sự nguy hiểm của các hạt vi nhựa trong đời sống hàng ngày mà chúng ta vô tình không để ý.
Nguồn: Earth